Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá hàng hóa đứng im

Chỉ một số doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khoảng 2% - 10%, phần lớn còn lại vẫn kìm giá. Riê

Chỉ một số doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khoảng 2% - 10%, phần lớn còn lại vẫn kìm giá. Riêng giá hàng hóa chỉ biến động theo lượng hàng về chợ nhiều hay ít

Ngày 22-11, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh với mức giảm đến 1.140 đồng/lít xăng RON 92. Như vậy, qua 10 lần giảm giá liên tiếp, giá xăng đã giảm khoảng 5.390 đồng/lít, giảm 21% so với đầu tháng 7. Tuy vậy, giá hàng hóa và dịch vụ chưa giảm tương xứng.

Cước vận tải giảm nhỏ giọt

Ông Lê Thành Trung, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vận tải Trung Thành (doanh nghiệp (DN) chuyên vận chuyển thức ăn chăn nuôi tại Hải Phòng), cho biết đã giảm cước vận tải trung bình khoảng 5% cho tất cả các tuyến vận chuyển kể từ sau khi giá xăng dầu trong nước giảm lần thứ 9. Theo đó, với tuyến ngắn (từ 100 km trở xuống), cước vận tải giảm được khoảng 10.000 đồng/tấn; tuyến dài (khoảng trên dưới 200 km) cước giảm trên 20.000/tấn. Đối với lần giảm giá xăng thứ 10 này, ông Trung cho biết chưa có kế hoạch điều chỉnh giá cước.

Giá cước vận tải hành khách hiện vẫn chua giảm tương ứng theo giá xăng dầu Ảnh: TẤN THẠNH

Trước đó, theo thống kê của Sở Tài chính Hà Nội, sau khi giá xăng dầu giảm tới lần thứ 9, có 18 DN taxi và một vài DN vận tải hành khách tuyến cố định tại Hà Nội giảm giá cước. Mức giảm bình quân chỉ từ 2%-10%.

Ở TP HCM, theo ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông, trong các lần giảm giá xăng trước có 7/230 DN giảm giá vé cho các tuyến vận chuyển khách cố định, đến nay có thêm 5 DN giảm giá vé, mức giảm dưới 5%. Theo ông Hải, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh hơn 1.000 đồng/lít lần này chắc chắn sắp tới, để cạnh tranh, sẽ có thêm nhiều DN giảm giá vé. Ông Lê Công Tâm, Trưởng Phòng Điều độ Bến xe Miền Tây, cho hay tính đến ngày 23-11 đã có 29/129 DN giảm giá vé, đa số là DN vừa và nhỏ, mức giảm thấp nhất là 5,7% cho tuyến đi Mỹ Tho, cao nhất là 9% cho tuyến đi Kiên Giang. Hầu hết các DN giảm giá vé lần này là những DN đã tăng giá vé trong thời gian xăng dầu tăng giá trước đây. Nhiều DN khác có giải trình cho rằng trong thời gian xăng dầu tăng giá nhiều lần trước đây họ vẫn giữ giá cước ổn định do đó nay giá nhiên liệu giảm, DN vẫn xin giữ nguyên giá cước…

Theo Sở GTVT TP HCM, trong đợt xăng dầu giảm những lần trước có hơn 50 DN đăng ký giảm giá cước, ngoài các hãng taxi như Mai Linh, Vinasun, Hoàng Long còn lại là các DN vận chuyển khách tuyến cố định.

Tại các tỉnh miền Tây, tình hình cũng tương tự. Ngày 23-11, ông Phạm Văn Phương, Trưởng Bến xe khách Cà Mau, cho biết đến thời điểm này mới có DN vận tải ca nô Quốc Việt (thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đề xuất xin giảm giá cước 7%. Còn lại các DN khác thuộc Ban Quản lý Bến xe tàu Cà Mau vẫn giữ mức giá như bình thường. Ở các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, cước vận tải của các hãng xe cũng chưa giảm. Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, mặc dù Sở Tài chính đã có văn bản yêu cầu các hãng xe khách chất lượng cao giảm giá vé nhưng đến chiều 23- 11, xe Phương Trang, Thành Bưởi... vẫn giữ nguyên mức giá cũ. Theo đó, vé tuyến TP Cần Thơ - TP HCM vẫn ở mức 130.000 đồng/lượt.

Khó giảm giá thêm

Tại thị trường TP HCM, trước đây, chỉ 2-3 ngày sau khi giá xăng dầu tăng là giá hàng hóa đua nhau tăng theo. Thế nhưng, nay giá xăng giảm liên tục nhưng giá hàng hóa lại rất ít bị tác động. Ở các chợ lẻ, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả… vẫn trồi sụt hằng ngày tùy theo lượng hàng về chợ. Các siêu thị cũng ghi nhận không nhiều trường hợp nhà cung cấp chủ động điều chỉnh giảm giá hoặc chỉ giảm… cho có. Lần giảm giá hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả gần đây nhất diễn ra vào đầu tháng 11, khi Sở Tài chính công bố giảm giá các mặt hàng trứng gà, vịt và thịt heo, thịt vịt trong danh mục hàng bình ổn thị trường.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa (TP HCM), nhận xét giá xăng giảm mạnh thời gian qua đã góp phần giảm áp lực về giá cho DN nhưng tại thời điểm này, DN rất khó giảm giá thêm nữa. Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay, sức mua thấp, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cao nên DN giảm lợi nhuận để giữ giá, khuyến mãi nhiều hơn. Tháng 11, các nhà cung cấp đã có điều chỉnh giá và thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi lớn để giải quyết hàng tồn kho, chuẩn bị bắt tay vào sản xuất kinh doanh hàng Tết. “Đặc thù của thị trường thời điểm này không chịu nhiều tác động bởi giá xăng dầu mà quan trọng là sức mua, mà sức mua đang rất thấp…” - bà Phương Thảo lý giải.

Ở Hà Nội, đầu tháng 11, giá thịt heo có giảm khoảng 5.000/kg, xuống mức 90.000 - 105.000 đồng/kg, tùy loại; còn thịt bò vẫn ở mức 225.000 - 240.000/kg, hầu như không giảm. Theo chị Châu Thanh, tiểu thương tại chợ Nam Đồng, giá cước vận chuyển thịt từ lò giết mổ ngoại thành về chợ hầu như không giảm nên giá thịt giảm không đáng kể.

Tại các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, giá hàng hóa cũng không giảm. Cụ thể, giá heo hơi vẫn giậm chân ở mức 3,5 - 4 triệu đồng/tạ. Giá gạo không tăng cũng không giảm so với các ngày vừa qua. Theo nhận định của các tiểu thương ở Vĩnh Long có thể trong những ngày tới giá gạo và một số mặt hàng nông sản sẽ giảm khi cước vận tải giảm mạnh.

Không muốn giảm vì mùa làm ăn

Ông Trần Nguyễn Lê Văn, Giám đốc điều hành website vexere.com (đặt vé xe online), chia sẻ trang web này có hơn 1.000 hãng xe đăng ký với hơn 10.000 lượt khách truy cập mỗi ngày, tuy nhiên từ nửa tháng nay, chỉ có vài DN có thông tin giảm giá vé. “Do thời điểm cận Tết nên tâm lý các DN không muốn giảm giá cước vì đây là mùa làm ăn, chưa kể giá xăng dầu tăng giảm bất thường trong khi thủ tục đăng ký giảm giá cước rất nhiêu khê” - ông Văn lý giải.

Theo Nld

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh đề nghị cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù
TP. Hồ Chí Minh đề nghị cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ về kết quả xây dựng đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố.

Doanh Thu CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong quý I/2024 đạt 30.696 tỷ đồng
Doanh Thu CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong quý I/2024 đạt 30.696 tỷ đồng

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước đạt 3.355 tỷ đồng.

Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024
Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC – sàn HOSE) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024 và cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2024 với giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Nhân ngày kỷ niệm thống nhất đất nước, nghĩ về hòa hợp dân tộc
Nhân ngày kỷ niệm thống nhất đất nước, nghĩ về hòa hợp dân tộc

Năm 1972, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương tuyến lửa Vĩnh Linh, đồng chí Lê Duẩn hỏi chuyện mọi người về dự kiến ngày non sông liền một dải “việc gì là lớn nhất?" Mỗi người đều có câu trả lời, nhưng đến lượt mình đồng chí Lê Duẩn nói: Theo tôi, vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.

Thế Giới Di Động (MWG) giảm thêm 4.853 nhân viên
Thế Giới Di Động (MWG) giảm thêm 4.853 nhân viên

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG - sàn HOSE) ghi nhận lãi 902,97 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng 41,4 lần và hoàn thành 37,6% so với kế hoạch năm 2024.

Ngày vui thống nhất non sông
Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!