Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Không ngừng mở rộng thị trường, Grab vẫn liên tục báo lỗ?

Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2014 với vốn pháp định 20 tỉ đồng, đến nay thương hiệu Grab đã có bước phát triển thần tốc, trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, điều đáng nói là, dù không ngừng mở rộng thị trường, đổ nhiều tiền của vào lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, nhưng “ông lớn công nghệ” này lại liên tục báo lỗ trong nhiều năm qua...

Tính đến cuối năm 2022 Grab đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 âm gần 4.017 tỉ đồng.

Doanh nghiệp... báo lỗ

Mặc dù kinh doanh ngày càng lỗ lớn, gấp hàng trăm lần vốn pháp định nhưng trong mắt của người dùng, Grab vẫn không ngừng mở rộng thị trường, đổ nhiều tiền của vào lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị.

Liên quan đến vấn đề tài chính của Grab Việt Nam, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ dù đánh bật taxi, xe ôm truyền thống và nhiều hãng vận tải khác để chiếm lĩnh thị trường. Báo cáo tài chính của Gab Việt Nam cũng thể hiện nhiều vấn đề khó hiểu khi tính toán đến các khoản đầu tư và các khoản vay. Trước thực trạng này, nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu Grab đang lỗ thật hay lỗ giả?

Ở Việt Nam những năm qua, hàng loạt doanh nghiệp FDI thi nhau báo lỗ, như Coca-Cola, PepsiCo, BigC, Metro, Lotte... Tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài, khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn và lo ngại về tình trạng chuyển giá, trốn thuế tại các doanh nghiệp này. Và đương nhiên đến nay, Grab cũng sẽ ở trong vòng ngắm của các cơ quan chức năng.

Về bản chất, Grab là ứng dụng vận chuyển trên nền tảng điện thoại thông minh. Người sử dụng có thể dùng ứng dụng để đặt xe (taxi, ôtô, xe máy) đi từ điểm này đến điểm khác với giá cước biết trước và có được xe trong thời gian ngắn nhất. Hiện ở Việt Nam với hàng chục triệu người dùng và hàng trăm ngàn tài xế đang ứng dụng công nghệ này.

Hẳn nhiều người còn nhớ bài học báo lỗ liên tục 25 năm của Coca-Cola Việt Nam. Khi nói về vấn đề này, trao đổi với báo chí TS.Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: “Coca-Cola khai lỗ liên tục 25 năm ở Việt Nam nhưng mà lại đầu tư tăng sản lượng lên mấy trăm phần trăm. Một điều dễ hiểu là không có công ty nào lỗ liên tục mà nâng cao được sản lượng lên mấy trăm phần trăm cả. Đây là điều mà người bình thường không thể hiểu được”.

Tính đến cuối năm 2022 doanh nghiệp đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 âm gần 4.017 tỉ đồng. Ảnh: KT
Tính đến cuối năm 2022 Grab đang gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.037 tỉ đồng, khiến vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 âm gần 4.017 tỉ đồng. Ảnh: KT

Trước đó, cuối năm 2019, Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế đã đưa ra kết quả hàng loạt vụ thanh tra điển hình, trong đó có thanh tra Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola, truy thu và phạt hơn 821,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ 76,3 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 762,6 tỷ đồng. “Chiêu chuyển giá” của Coca Cola được nhắc tới chính là mua nguyên liệu giá cao và trả chi phí bản quyền từ công ty mẹ.

Tương tự Coca Cola, Adidas Việt Nam cũng dính nghi án chuyển giá khi phải thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng và phải trả chi phí hoa hồng mua hàng 8,25% cho Adidas International Trading B.V.

Nhìn vào dòng tiền của Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam), có thể thấy, Grab Việt Nam cũng có chi phí giống như chiêu chuyển giá của Coca Cola và Adidas Việt Nam, với con số lỗ lũy kế 4.366 tỷ đồng. Tháng 2/2014, Grab đặt chân vào Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Chỉ sau bốn năm, với sự vượt trội về công nghệ và tài chính, Grab đã thâu tóm thành công đối thủ lớn nhất là Uber cũng như chiếm phần lớn thị phần taxi trong nước từ các ông lớn như Mai Linh hay Vinasun…

Với những thành công này, lẽ ra Grab có thể có một bức tranh tài chính rực rỡ. Thế nhưng, thực tế không cho thấy điều đó, dù nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam, Grab Việt Nam vẫn liên tục thua lỗ. Năm 2021, Grab lỗ 301 tỷ đồng dù doanh thu chỉ giảm nhẹ từ 3.762 tỷ đồng xuống 3.346 tỷ đồng. Trước đó, năm 2020, Grab ghi nhận khoản lợi nhuận lên đến 243 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 2020 là năm tươi sáng hiếm hoi của Grab. Trước đó, công ty này chìm trong thua lỗ với các khoản lỗ 1.697 tỷ đồng (năm 2019), lỗ 885 tỷ đồng (năm 2018), lỗ 789 tỷ đồng (năm 2017), lỗ 445 tỷ đồng (năm 2016), lỗ 442 tỷ đồng (năm 2015) và lỗ 51,7 tỷ đồng (năm 2014). Sau tám năm hoạt động, tính tại thời điểm 31/12/2021, Grab đã gánh khoản lỗ lũy kế lên đến 4.366 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ là 20 tỷ đồng. Vì vậy, công ty đã âm vốn chủ sở hữu 4.346 tỷ đồng.

Hiện chưa có bất cứ kết luận nào của cơ quan chức năng khẳng định về sự minh bạch trong việc hạch toán lỗ của Grab hiện nay.

Chống chuyển giá đảm bảo công bằng trong kinh doanh

Coca Cola, Adidas, Pepsico từng bị nhắc tới nhiều trong các nghi án chuyển giá, trốn thuế. Những tên tuổi này có đặc điểm chung là dù hoạt động rất nhiều năm ở Việt Nam, nhưng liên tục thua lỗ. Và càng thua lỗ nhiều, công ty càng mở rộng sản xuất, kinh doanh và nay thêm 1 thương hiệu mới đó là Grab.

Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI thường dùng hình thức chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế, nhận định vấn đề này TS Nguyễn Hoàng Oanh, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay: "Có đủ hình thức chuyển giá, thường gặp là các doanh nghiệp FDI lợi dụng góp vốn vào doanh nghiệp trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Hoặc nâng chi phí đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ và trốn được trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp... Hình thức chuyển giá cũng rất phổ biến là chuyển nợ quốc tế. Các doanh nghiệp mẹ đặt ở nước ngoài lợi dụng quy định chi phí lãi vay được khấu trừ khỏi thu nhập thực tế, từ đó khuyến khích các công ty con tại các nước có thuế suất cao chuyển khoản nợ sang doanh nghiệp có mức thuế suất thấp để hưởng lợi khoản khấu trừ thuế, lãi vay đối với khoản nợ".

Mặc dù kinh doanh ngày càng lỗ lớn, Grab vẫn không ngừng mở rộng thị trường. (Ảnh KT)
Mặc dù kinh doanh ngày càng lỗ lớn, Grab vẫn không ngừng mở rộng thị trường. (Ảnh KT)

Các chuyên gia cho rằng: Hoạt động chuyển giá xét về bản chất là hành vi gian lận để trốn thuế và đạt được mục tiêu lợi nhuận của DN. Chuyển giá được che đậy, được hợp lý hóa, rất khó phát hiện và thu thập bằng chứng để quy kết. Chính vì vậy, trách nhiệm của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các giao dịch này là phải thu thập đủ bằng chứng có hiệu lực để có thể quy kết hành vi chuyển giá.

Đồng thời, cần có những điều chỉnh chính sách, như tăng cường các chế tài xử phạt đối với hành vi chuyển giá để trốn thuế. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát để hạn chế các doanh nghiệp FDI lỗ lũy kế, lỗ mất vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi thuế. Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, thông suốt của doanh nghiệp FDI để các cơ quan giám sát có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương có thể truy cập và kết xuất được tất cả thông tin liên quan đến doanh FDI để phục vụ công tác tổng hợp; từ đó giúp công tác đánh giá, giám sát được hiệu quả, kịp thời…

Việt Nam chúng ta đang có rất nhiều chính sách ưu đãi tốt dành cho Grab. Luật không hề cấm Grab kinh doanh, chỉ yêu cầu Grab phải kinh doanh đúng ngành nghề và đóng thuế đầy đủ theo quy định. Do đặc thù lĩnh vực lẫn xu thế thời đại, Việt Nam những nhiều ưu đãi cho một công ty công nghệ so với công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Grab đã tự gắn mác cho mình là Công ty công nghệ, và đăng ký kinh doanh trên lĩnh vực Công nghệ song lại hoạt động theo bản chất, mô hình của công ty giao thông vận tải.

(Còn nữa)

 Lê Vũ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.