Grab cung cấp các dịch vụ chính nào?

App Grab là một ứng dụng thông minh hỗ trợ người dùng đặt xe và sử dụng các dịch vụ liên quan đến logistic hay thương mại điện tử. Sau khi hoạt động tại Việt Nam, Grab đã mở rộng với các dịch vụ đa dạng như giao thức ăn, đặt xe công nghệ, thanh toán qua ví điện tử Moca,…Việc tạo ra một thị trường xe công nghệ, Grab đã mang lại những giá trị mới cho người dùng Việt Nam.

Các dịch vụ chính Grab cung cấp tại Việt Nam. Ảnh: KT
Các dịch vụ chính Grab cung cấp tại Việt Nam. Ảnh: KT

Grabbike: Đây là chức năng được tích hợp trên ứng dụng Grab, giúp khách hàng kết nối với tài xế 2 bánh (xe máy).

Grabcar: Dịch vụ kết nối khách hàng muốn di chuyển với tài xế xe 4 bánh. Các cước phí di chuyển sẽ được hiển thị trực tiếp trên ứng dụng và khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào. So với dịch vụ taxi truyền thống, Grabcar có giá thành rẻ hơn.

Grabfood: Dịch vụ giao đồ ăn/thức uống thông qua ứng dụng Grab. Các chuỗi nhà hàng, quán ăn, quán cà phê liên kết với Grab sẽ được thiết lập thành danh sách và cập nhật lên ứng dụng. Shipper của Grab sẽ mua đồ ăn/thức uống từ cửa hàng và giao đến cho khách theo đơn đặt hàng.

Grab Delivery: Dịch vụ giao nhận hàng hóa với mức giá phải chăng, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Grabrewards: Tính năng tích lũy tiền thưởng cho mỗi giao dịch phát sinh trên ứng dụng Grab. Điểm thưởng được dùng để đổi các ưu đãi trong Grabrewards.

Các dịch vụ trên app của Grap. Ảnh: KT
Các dịch vụ tích hợp trên app của Grab. Ảnh: KT

Mô hình kinh doanh của Grab phát triển dựa trên hai yếu tố chính là: Tư duy khám phá và Tư duy khai thác. Grab đã kết hợp nhịp nhàng 2 yếu tố này để tạo ra một mô hình kinh doanh hiệu quả.

Điểm đặc trưng của Grap là nâng cao giá trị mới cho khách hàng dựa trên cơ sở khởi tạo hoặc mở rộng thị trường. Trước khi Grab gia nhập vào thị trường Việt Nam, taxi là loại hình vận chuyển độc quyền với mức phí cao. Vì vậy, đây không phải là phương thức di chuyển thường xuyên và rất ít người tiếp cận được.

Grab đã tạo nên một cơ chế tiếp cận thân thiện hơn thông qua ứng dụng trên smartphone – vật bất ly thân của người dùng thời đại 4.0. Nhờ đó, sản phẩm/dịch vụ và công nghệ của Grab có thể tiếp cận được khách hàng tốt hơn.

Đồng thời, Grab xây dựng nền tảng mới giúp khách hàng kết nối với tài xế dựa trên sự an toàn, tiện lợi và bền vững. Với mức giá hợp lý, chất lượng phục vụ tốt, Grab ngày càng thu hút nhiều khách hàng.

Tận dụng nguồn lực từ ứng dụng

Grab đã tận dụng nguồn lực từ nền tảng ứng dụng. Grab xây dựng mạng lưới người dùng ứng dụng dựa trên 2 đối tượng chính là tài xế và hành khách.

Ứng dụng Grab được đánh giá khá cao nhờ giao diện thân thiện, đẹp mắt, tính năng thông minh và dễ sử dụng. Với mô hình taxi truyền thống trước đây, khách hàng không nắm được quãng đường đi, cước phí cũng như theo dõi lộ trình của tài xế. Nhiều tài xế đã lợi dụng điều này để không đi theo đúng lộ trình và buộc khách hàng trả thêm phí.

Trong khi đó, ứng dụng Grab tích hợp công nghệ hiện đại như định vị GPS, giúp khách hàng tính toán cước phí trên mỗi chuyến đi và theo dõi lộ trình di chuyển của tài xế. Công nghệ này đã khắc phục được thực trạng gian lận của nhiều tài xế, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Grab đang tận dụng triệt để nguồn lực từ nền tảng ứng dụng. ẢNh: KT
Grab đang tận dụng triệt để nguồn lực từ nền tảng ứng dụng. Ảnh: KT

Khi áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ, tận dụng nguồn lực sẵn có làm tiền đề phát triển, Grab đã tối ưu hoá chi phí vận hành. Mô hình kinh doanh của Grab tận dụng những nguồn lực có sẵn trên thị trường như xe, tài xế, thời gian hoạt động của tài xế. Vì vậy, họ thường không mất nhiều chi phí cho việc trả lương cho nhân sự cố định hoặc mua xe riêng như loại hình truyền thống.

Về bản chất, Grab chỉ đóng vai trò là trung gian kết nối tài xế với hành khách. Họ không có trách nhiệm bảo trì xe hay trả lương cho nhân sự. Điều này giúp Grab tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan. Nhờ đó, cước phí di chuyển của Grab cũng thấp hơn hẳn so với các hãng taxi. Chính sự khác biệt về giá đã giúp Grab trở thành sự lựa chọn của nhiều người.

Sau khoảng thời gian hoạt động với những thành tựu nhất định, Grab bắt đầu tạo nên sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh của mình. Từ đó, mô hình kinh doanh của Grab có thể thích nghi với sự biến đổi trên thị trường và vững mạnh hơn trước đối thủ.

Thay vì chỉ tận dụng nguồn lực có sẵn như trước đây, Grab bắt đầu tiếp cận khách hàng theo nhiều hướng khác nhau. Bằng cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đa dạng hóa dịch vụ, Grab có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn.

Trước sức ép cạnh tranh, Grab đã cho ra mắt nhiều dịch vụ như GrabFood (giao đồ ăn/thức uống), GrabExpress (giao hàng nhanh). Mới đây nhất, doanh nghiệp còn phát triển công thông tin điện tử và Grab TV. Những mảng mới này góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Hiện tại, Grab đã có mặt trên nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như: Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Philippines.

(Còn nữa)

Lê Vũ