Theo đó, các dịch vụ trong danh mục được kinh doanh gồm: Vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy không lưu trú qua đêm; dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; tổ chức các lễ hội truyền thống, giải đua thuyền; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; sân tập golf; bơi, lặn; bơi thuyền, canô, xe đạp nước, lướt ván; xe điện bánh lốp, xe đạp, xích lô du lịch trên các tuyến đường dạo xung quanh Hồ Tây.

Chèo thuyền Sup tại Hồ Tây.
Chèo thuyền Sup tại Hồ Tây

Để đảm bảo môi trường, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ môi trường (bao gồm: nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ); môi trường không khí và các chất thải, rác thải; hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc.

UBND quận Tây Hồ là đầu mối quản lý toàn diện, phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác Hồ Tây.

Trước đó, vào thời gian cao điểm, từng có 14 doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác bến thủy nội địa, sử dụng tới 147 phương tiện thủy nội địa để kinh doanh dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí... trên mặt hồ Tây.

Tuy nhiên, các phương tiện, cơ sở này không những không bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định như: phòng cháy, chữa cháy; kiểm định phương tiện… mà nhiều phương tiện, nhà nổi cỡ lớn còn thường xuyên xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước hồ Tây, làm cá chết hàng loạt.

Phương Thảo(t/h)