Cùng với đó, thành phố đã thông qua phương án đơn giản hóa đối với 71 TTHC, bao gồm: 19 TTHC lĩnh vực Tư pháp, 03 TTHC lĩnh vực Xây dựng, 10 TTHC lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, 34 TTHC lĩnh vực Công thương, 05 TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Thực hiện tinh giản biên chế, giải quyết cho 84 công chức, viên chức, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng. Phê duyệt danh sách và kinh phí về nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ (đợt 1 năm 2019) đối với 12 trường hợp, tổng kinh phí chi trả là 712,190 triệu đồng.
Đồng thời, Hà Nội đã hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chỉ đạo Chính phủ, hiện đang hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị. Tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố giai đoạn 2016 - 2020”.

Ngày 21/02 vừa qua, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 859/QĐ-UBND về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý năm 2019. Nội dung, chương trình, tài liệu, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của thành phố được Bộ Nội vụ đánh giá cao và đưa vào khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chung cho toàn quốc.

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước - Hình 1

ảnh minh hoạ

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, đến nay toàn thành phố đã có 1.031 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đạt 55% thủ tục hành chính của TP được triển khai cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Trong đó, 893 DVCTT mức 3 và 138 DVCTT mức 4; bao gồm các DVCTT tiếp nhận từ các bộ, ngành, các DVCTT do đơn vị tự triển khai và thành phố triển khai trên Cổng Dịch vụ công dùng chung. Thành phố phấn đấu đưa vào hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4.

Về cải cách tài chính công, đã ban hành Kế hoạch nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố giai đoạn 2018 - 2021, quy định: đối với các dịch vụ thiết yếu thì nhà nước bảo đảm kinh phí, đối với các dịch vụ cơ bản thì nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện; đối với các dịch vụ mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; đối với các dịch vụ khác thì đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế xã hội hóa, huy động sự tham gia cung ứng của các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu; gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy...

 

Hà Trần