Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Phản đối việc “biến” chợ thành TTTM, hàng trăm tiểu thương kêu cứu?

Thời gian gần đây, hàng trăm tiểu thương kinh doanh, buôn bá

Thời gian gần đây, hàng trăm tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ Thành Công (Q.Ba Đình, Hà Nội) liên tục căng băng rôn tại cổng chợ "kêu cứu, phản đối" việc xây dựng chợ thành trung tâm thương mại.

Tiểu thương chợ Thành Công căng băng zôn phản đối việc “biến” chợ thành TTTM

Tiểu thương phản đối

Phản ánh tới tòa soạn báo Thương hiệu & Công luận, một số tiểu thương chợ Thành Công cho biết: Các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán ổn định thì bất nhờ nghe thông tin sẽ xóa bỏ chợ để xây trung tâm thương mại. Điều đáng nói là khi chưa được thông báo về sự việc trên, nhưng một số đơn vị đã đưa máy móc, thiết bị vào khu vực buôn bán của các hộ dân để khảo sát, đo đạc…

“Chúng tôi chưa được thông báo cụ thể về vụ việc này, hơn nữa cũng chưa đồng thuận với các phương án xây dựng chợ thành trung tâm thương mại, vì vậy không thể đo đạc hay xây dựng gì khi người dân chưa đồng ý”, một tiểu thương chợ Thành Công nói.

Theo các tiểu thương nơi đây, chợ Thành Công là chợ  kinh doanh lâu đời, có truyền thống ổn định của bà con, nơi mưu sinh của hàng trăm gia đình. Việc xây chợ thành trung tâm thương mại là điều nên làm. Tuy nhiên các cơ quan chức năng, cùng ban quản lý chợ cần có thông báo, họp hành và bàn bạc cụ thể để lấy ý kiến của những hộ kinh doanh trong chợ, nếu được sự đồng thuận thì mới triển khai.

“Hiện nay việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, người dân sinh sống cũng nhờ từ việc kinh doanh này. Việc cải tạo lại chợ chúng tôi không phản đối, nhưng chủ trương phải rõ ràng, phương án xây dựng chợ phải có sự đồng thuận của người dân” chị Hằng, một tiểu thương trong chợ cho hay.

Việc xây dựng, cải tại chợ Thành Công được thành phố chấp thuận chủ trương từ năm 2008. Đến tháng 6/2014, UBND TP. Hà Nội có ý kiến về địa điểm làm chợ tạm trong thời gian xây dựng lại chợ Thành Công.

Trong đó, TP. Hà Nội đồng ý đề xuất sử dụng diện tích cống hóa mương T6A Thành Công để làm chợ tạm. Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của các hộ kinh doanh.

Theo phản ánh của nhiều tiểu thương chợ Thành Công, ngày 13/10, Ban quản lý chợ Thành Công có thông báo miệng về việc xây dựng trung tâm thương mại trên nền chợ cũ và mọi hoạt động của tiểu thương sẽ chuyển về đóng trên phố Nguyên Hồng.

“Chúng tôi không đồng ý với cách nói miệng của Ban quản lý chợ. Phương án thế nào chúng tôi vẫn chưa hay nên người dân không thể đồng thuận”, một tiểu thương bức xúc.

Xây TTTM là cần thiết

Trao đổi với phóng viên, bà Đặng Thị Bích Hằng, Trưởng ban quản lý (BQL) chợ Thành Công cho biết các đơn vị vào chợ khoan thăm dò địa chất đã được UBND quận Ba Đình chấp thuận. Chợ Thành Công được xây dựng từ năm 1995, sau gần 20 năm hoạt động, công trình hiện đã xuống cấp khá nghiêm trọng, mái chợ bị dột nát, chân cột thép bị mọt, rỉ; nền chợ, đường đi lại bị bong rộp, nứt nẻ, dây điện kéo nối tùy tiện, mất mỹ quan, không an toàn, dễ gây hỏa hoạn làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người. Với hiện trạng của chợ như vậy thì việc xây dựng mới lại chợ là hết sức cần thiết.

“ Việc chuyển đổi chợ truyền thống sang mô hình chợ mới là nhằm tạo môi trường kinh doanh buôn bán tốt hơn cho bà con tiểu thương và được thực hiện theo chủ trương của Thành phố. Chúng tôi sẽ công bố phương án xây dựng chợ mới tới bà con tiểu thương khi Chủ đầu tư được duyệt thiết kế. Trong khi phương án thiết kế công trình còn chưa có thì việc bà con tiểu thương chưa nhận được thông báo về việc xây dựng chợ mới là bình thường.

Đây không phải là giấu diếm thông tin mà cả cơ quan chức năng cũng như Chủ đầu tư đang tiến hành các bước theo đúng quy trình. Còn về giá thuê tại chợ mới, cho dù là nhà nước đầu tư hay xã hội hóa thì giá thuê cũng sẽ được áp dụng theo quy định của Sở Tài chính” – Bà Hằng chia sẻ.

Trước thực trạng xuống cấp của chợ Thành Công ngày 2/8/2007, UBND thành phố đã phê duyệt danh mục dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội tại quyết định số 3096/QĐ-UB, trong đó có dự án xây dựng Chợ - Trung tâm Thương mại Thành Công.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố theo quyết định số 3235/QD-UBND ngày 23/11/2011, UBND Quận Ba Đình đã phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu lựa chọn Chủ đầu tư thực hiện dự án Xây dựng Chợ - Trung tâm Thương mại Thành Công.

Theo Biên bản họp xét kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu ngày 13/03/2012, Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu và lựa chọn đầu tư đã xác định đơn vị đủ điều kiện trúng thầu là Liên danh Decotech-T&M Việt Nam. Theo đó, ngày 27/3/2012, UBND Quận Ba Đình đã có Quyết định số 528/QD-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng Chợ-TTTM Thành Công.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND Quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: "Ngay từ đầu, chúng tôi luôn ý thức được rằng, dù yêu cầu chỉnh trang đô thị, xây dựng văn minh thương mại rất bức thiết nhưng chợ dân sinh trên địa bàn là không thể thiếu. Thành Công là một phường lớn, đông dân với nhiều khu chung cư nên nhu cầu chợ dân sinh rất quan trọng. Do đó, trong tên gọi của dự án, yếu tố "chợ" đã được đặt lên trước (Dự án xây dựng Chợ - TTTM Thành Công)”.

“Tôi khẳng định không có chuyện xóa bỏ chợ Thành Công mà ngược lại chợ sẽ được cải tạo theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch và nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của người dân. Chắc chắn, sau cải tạo, chợ sẽ khang trang, rộng rãi, sạch sẽ hơn, bố trí được nhiều hộ kinh doanh và ngành hàng hơn hiện nay" – Ông Bình cho biết thêm.

Anh Dũng - Duy Thế

Tin mới

Các đường bay nội địa ghi nhận tăng trưởng doanh thu cao kỷ lục
Các đường bay nội địa ghi nhận tăng trưởng doanh thu cao kỷ lục

Nhiều hãng bay nội địa ghi nhận tăng trưởng doanh thu hàng chục phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi báo cáo tài chính quý I được công bố nhờ giá vé cao.

Phú Yên: Thành lập Phòng trưng bày hàng thật- hàng giả
Phú Yên: Thành lập Phòng trưng bày hàng thật- hàng giả

Tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vừa diễn ra Lễ khai trương Phòng trưng bày hàng thật- hàng giả. Mục đích của Phòng trưng bày là nhằm phổ biến pháp luật, tuyên truyền để người dân phân biệt hàng thật, hàng giả, không sản xuất, kinh doanh, mua bán, sử dụng tiếp tay cho buôn bán hàng giả…

Hai giám đốc doanh nghiệp ở Móng Cái bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế
Hai giám đốc doanh nghiệp ở Móng Cái bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Ngày 5/5, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.

Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và thụ hưởng phúc lợi giáo dục tương đồng giữa giáo dục tư thục và công lập
Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và thụ hưởng phúc lợi giáo dục tương đồng giữa giáo dục tư thục và công lập

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Cao Tường Huy tại cuộc họp về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông tư thục có cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra mắt đội bóng đá U9 và U11 dự giải toàn quốc 2024
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra mắt đội bóng đá U9 và U11 dự giải toàn quốc 2024

Sáng 5/5/2024, tại TP. Vũng Tàu, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức lễ ra mắt hai đội bóng đá U9 và U11 tham dự giải bóng đá nhi đồng toàn quốc năm 2024.

Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP
Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tại Nam Định đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng. Hết năm 2023, toàn tỉnh có 431 sản phẩm OCOP.