Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ vọng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang đến giải pháp tối ưu và phát triển bền vững ngành lúa gạo

Các nghiên cứu, đánh giá chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất lúa gạo tạo ra lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để thay đổi căn cơ chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL, giải quyết triệt để những tồn tại, thách thức đang phải đối diện.

Đề án 1 triệu ha lúa kỳ vọng đánh thức thế mạnh còn bỏ ngỏ trong chuỗi ngành hàng sản xuất lúa gạo của vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long -(Ảnh: Hồng Bỉnh Hiếu).
Đề án 1 triệu ha lúa kỳ vọng đánh thức thế mạnh còn bỏ ngỏ trong chuỗi ngành hàng sản xuất lúa gạo của vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Hồng Bỉnh Hiếu).

Trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu và những biến chuyển của thị trường, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án) ra đời được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp tối ưu giúp gia tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân và phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, mục tiêu quan trọng nhất của Đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập và đời sống của người trồng lúa; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế để xây dựng “cánh đồng lớn”.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế để xây dựng “cánh đồng lớn”.

“Để làm được điều này, trước hết phải tổ chức lại sản xuất một cách bài bản, đồng bộ theo hướng tổ chức các hộ trồng lúa thành hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác hay tổ chức của nông dân. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các HTX, hộ sản xuất để cung cấp đầu vào chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Cùng với đó là hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm logistics gắn với vùng chuyên canh có sự tham gia của các HTX và doanh nghiệp.

Đồng thời, tập huấn, chuyển giao cho nông dân trồng lúa và HTX biện pháp canh tác bền vững như xử lý rơm rạ; kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số…”, ông Nguyễn Như Cường cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Như Cường, điểm mấu chốt của Đề án là tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật để đạt được mục tiêu kép. Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật như "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", "tưới ngập - khô xen kẽ"… mục tiêu đầu tiên là giúp nông dân giảm vật tư đầu vào (phân bón, giống, nước...) để tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị sản xuất. Song song đó, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính cũng được đặt ra.

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu thấu đáo và cho rằng việc triển khai Đề án là để được cấp và bán tín chỉ carbon với giá trị cao. Điều này chúng ta có thể làm được nhưng đó là câu chuyện trong tương lai. Bởi lẽ, chỉ khi áp dụng thành công, thuần thục các giải pháp canh tác lúa tiên tiến, nhất là kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ thì mới có thể giảm được lượng phát thải, mới có thể mang lại nguồn thu từ việc giao dịch thị trường carbon.

Tuy nhiên, đây là việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có một quy mô canh tác đủ lớn; nông dân thực sự thay đổi nhận thức, thói quen canh tác truyền thống; hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, chủ động tưới tiêu; cơ chế chính sách khuyến khích nông dân áp dụng khoa học công nghệ; chi phí vận hành hệ thống đánh giá, giám sát…

"Việc áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến sẽ giúp giảm vật tư đầu vào (phân bón, giống, nước…) một cách tối đa. Khi vật tư đầu vào giảm, ngay lập tức sẽ gia tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất tham gia Đề án khoảng 15 - 20%, thậm chí 30%. Song song với nâng cao hiệu quả kinh tế, chúng ta sẽ xác định được mức độ giảm phát thải", ông Cường phân tích.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT (Ảnh: VGP/Đỗ Hương)

Khi việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật trở nên thuần thục, bài bản và xác định được mức độ giảm phát thải, chúng ta có thể thực hiện được việc chứng nhận gạo Việt Nam giảm phát thải. Từ đó, hình ảnh, thương hiệu, giá trị của lúa gạo Việt Nam được nâng lên, thuận lợi đi vào những thị trường khó tính, yêu cầu cao về canh tác trách nhiệm, bền vững như Mỹ, châu Âu…

Là mảnh đất trù phú cho sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đang phải đối diện với nhữn g thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Minh chứng rõ ràng nhất là tình trạng xâm nhập mặn diễn ra phức tạp vào các năm 2015 - 2016, 2019 - 2020 và gần đây nhất là trong vụ đông xuân 2023 - 2024.

Một thách thức khác đối với sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL là quy mô nhỏ lẻ, nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao; yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm với môi trường, xã hội.

Đặc biệt, các nghiên cứu, đánh giá chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất lúa gạo tạo ra lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để thay đổi căn cơ chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL, giải quyết triệt để những tồn tại, thách thức đang phải đối diện.

Theo nhiều chuyên gia, Đề án thực hiện đến năm 2030, tuy nhiên bên cạnh các giải pháp về kỹ thuật, ngay từ bây giờ cần có chính sách tạo động lực để thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Doanh nghiệp phải là trung tâm, đầu kéo thực hiện Đề án cũng như dẫn dắt nông dân phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo bền vững tại ĐBSCL.

PV (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

ThuDuc House lại bị cưỡng chế thuế hơn 100 tỷ đồng
ThuDuc House lại bị cưỡng chế thuế hơn 100 tỷ đồng

Ngày 18/9, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán TDH) công bố nhận được các quyết định của Cục Thuế TP. HCM liên quan tới thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản với số tiền 91,1 tỷ đồng.

Thương hiệu Công ty CPXD & TM Minh Trường và các dự án đầu tư
Thương hiệu Công ty CPXD & TM Minh Trường và các dự án đầu tư

Với 14 năm hoạt động, thương hiệu Công ty Minh Trường – Công ty CPXD & TM Minh Trường đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc thực hiện các sản phẩm dự án xây dựng cầu đường. Những năm gần đây, có thể xem là những năm phát triển mạnh mẽ của thương hiệu Minh Trường với nhiều dự án tại tỉnh Thái Bình.

Trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão số 3
Trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão số 3

Việt Nam luôn trân trọng sự động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm chung tay khắc phục những thiệt hại to lớn do thiên tai, bão, lũ gây ra.

Đà Nẵng sắp có phân khu đổi mới sáng tạo 3.770ha
Đà Nẵng sắp có phân khu đổi mới sáng tạo 3.770ha

Khu vực quy hoạch của phân khu là trung tâm đào tạo gắn với Khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm và trung tâm y tế cấp vùng.

Đà Nẵng: Ngày 20/9, học sinh đi học trở lại bình thường
Đà Nẵng: Ngày 20/9, học sinh đi học trở lại bình thường

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, học sinh toàn thành phố đi học trở lại bình thường vào hôm nay 20/9.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư có thể xem xét mua mới cổ phiếu với tỷ trọng thấp
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư có thể xem xét mua mới cổ phiếu với tỷ trọng thấp

Theo chuyên gia chứng khoán, hôm nay, ngày 20/9, khả năng thị trường sẽ có diễn biến rung lắc trong phiên giao dịch, nhưng tín hiệu vượt đường MA(20) sẽ có tác động hỗ trợ và giúp thị trường duy trì nhịp hồi phục.