Theo đó, hàng hóa bị điều tra là thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm (the flat rolled product of non-alloy steel plated or coated with aluminium and zinc). Còn có tên gọi khác là thép mạ hoặc tôn mạ.

Thời kỳ điều tra bắt từ 1/8/2016 - 31/7/2019. Đây là thời kỳ MITI thu thập số liệu để tính toán biên độ phá giá của Việt Nam, thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước của Malaysia và mối quan hệ nhân quả. Biên độ bán phá giá cáo buộc đối với Việt Nam ở mức 39,27%.

Để tiến hành thủ tục, MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được biết tới (known producers/exporters). Các doanh nghiệp chưa nhận được phải liên lạc để đề nghị cung cấp bản câu hỏi trong trước ngày 3/4/2020 và nộp bản trả lời câu hỏi trước 5 giờ chiều ngày 17/4/2020 (theo giờ Malaysia).

Các doanh nghiệp Việt Nam được nêu trong hồ sơ yêu cầu gồm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á, Tân Phương Khanh, Tôn Phương Nam, Maruichi Sun Steel.

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ Việt NamMalaysia điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần liên lạc với MITI để đăng ký tham gia và nhận bản câu hỏi điều tra trong thời hạn quy định; nghiên cứu kỹ lưỡng Hồ sơ yêu cầu (bản công khai); đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp bản câu hỏi điều tra theo đúng thời hạn quy định.

Doanh nghiệp cần hợp tác toàn diện với MITI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong bản trả lời câu hỏi; thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu, các ngành sản xuất hạ nguồn của Malaysia sử dụng hàng hóa bị điều tra làm nguyên liệu sản xuất để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Malaysia.

Ngọc Linh