Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

MHB có “kết hôn” với BIDV?

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) chính thức xác nhận đã xây dựng đề án sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) từ cuối năm 2014. Sau nhiều đồn đoán, kế hoạch sáp nhập MHB và BIDV đã rõ nét hơn và dự kiến sẽ được trình Đại hội cổ đông ngày 17/4 tới đây.

Thông tin này vừa được công bố tại dự thảo Báo cáo của ban điều hành Ngân hàng MHB, sẽ trình Đại hội cổ đông năm 2015 chấp thuận. Từ đầu năm 2014, MHB đã đã hoàn tất việc xây dựng đề án Tái cơ cấu ngân hàng đến năm 2015 để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Bắt đầu từ Quý 4/2014, MHB đã phối hợp với BIDV triển khai xây dựng Đề án sáp nhập theo chỉ đạo của Thống đốc. Mục tiêu đặt ra là trong năm 2015, sẽ hoàn tất đề án sáp nhập hai ngân hàng này.

“Âm thầm” sáp nhập

Đến thời điểm này, lãnh đạo Ngân hàng BIDV cũng chưa lần nào lên tiếng về chuyện sáp nhập với một ngân hàng khác. Trước đó, tại kỳ Đại hội cổ đông ngày 25/4/2014, khi cổ đông chất vấn về định hướng sáp nhập ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà còn cho hay, chưa có kế hoạch sáp nhập ngân hàng mà chỉ khi nào có ý kiến hay gợi ý của cơ quan quản lý nhà nước.

“Trong trường hợp đó, việc sáp nhập cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không làm phương hại, tổn hại quá mức đến hoạt động của BIDV. Đồng thời, sáp nhập phải đáp ứng yêu cầu của chương trình tái cơ cấu”- Ông Hà nhấn mạnh.

Nhưng sau đó, thị trường bắt đầu râm ran thông tin BIDV sẽ sáp nhập MHB. Gần đây, lãnh đạo BIDV để ngỏ khả năng sẽ sáp nhập vào một ngân hàng ở phía Nam thì nghi vấn sáp nhập này càng được củng cố hơn. Hơn thế, NHNN liên tục đưa ra thông điệp sẽ đẩy mạnh việc tái cơ cấu, sáp nhập giảm số lượng ngân hàng và dự kiến xử lý từ 6-8 ngân hàng ngay trong năm 2015. Các “ông lớn” gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank cũng sẽ được chỉ đạo tham gia hỗ trợ các ngân hàng yếu kém, không loại trừ khả năng nhận sáp nhập.

Mặc dù BIDV sẽ tổ chức Đại hội cổ đông năm 2015 cùng ngày 17/4 với MHB, nhưng hiện, ngân hàng vẫn chưa công bố chương trình, tài liệu, tờ trình sáp nhập. Do đó, chưa rõ Ngân hàng BIDV có xin ý kiến cổ đông chấp thuận chủ trương sáp nhập ngân hàng tại kỳ Đại hội này hay không. Bởi chỉ sau khi có chủ trương, thì BIDV mới tiến hành các bước tiếp theo để hiện thực hóa kế hoạch sáp nhập với MHB và trình NHNN chấp thuận.

Trong khi đó, MHB hiện đã đặt mục tiêu sẽ hoàn thành đề án sáp nhập với BIDV trong năm 2015, thì tại Đại hội cổ đông lần này, HĐQT phải xin ý kiến cổ đông chấp thuận chủ trương sáp nhập. Và các bên sáp nhập không được tiết lộ thông tin trước khi được NHNN chấp thuận. Nhưng, dường như MHB đã chắc chắn việc “kết hôn” với BIDV nên mới công bố thông tin sớm trước thềm Đại hội cổ đông như vậy.

Sức khỏe tài chính?

Khi xảy ra khả năng sáp nhập ngân hàng, các cổ đông, nhà đầu tư luôn rất lo lắng, quan tâm đến các vấn đề như: ngân hàng nào sẽ bị xóa tên, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, quyền lợi của cổ đông và người lao động, khách hàng…?

Trên thực tế, các cuộc sáp nhập đều diễn ra khá suôn sẻ theo hướng ngân hàng nhận sáp nhập có cam kết nhận chuyển giao nguyên trạng toàn bộ tài sản, vốn, quyền và nghĩa vụ liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị xóa tên, dừng hoạt động. Dù vậy, đã có những xáo trộn xảy ra ở hệ thống của ngân hàng bị xóa tên, vốn huy động sụt giảm, nhân sự “nhảy việc”, tâm lý bất ổn bao phủ…

Về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, các ngân hàng đều đưa ra một tỷ lệ khá “ngang cơ” để cổ đông không bị thiệt thòi, như: MaritimeBank và MekongBank chốt tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1, SHB và Habubank là 1:0,75, giữa SHB và Công ty tài chính VVF là 1:1 (dự kiến)…

Trong 1 tuần qua, giá cổ phiếu BIDV (mã:BID) đang giao dịch từ 17.300 -17.900 đồng/CP. Tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành là 2.811 triệu đơn vị, tương ứng 28.112 tỷ đồng vốn điều lệ. Còn cổ phiếu MHB chỉ giao dịch trên thị trường tự do với số lượng 306,2 triệu đơn vị, tương ứng vốn điều lệ 3.062 tỷ đồng, mệnh giá 10.000 đồng/CP. Chênh lệch giá trị cổ phiếu giữa hai ngân hàng là khá lớn. Đây sẽ là điểm khó khi xác định tỷ lệ hoán đổi hài hòa lợi ích cổ đông hai bên.

Xét về quy mô và tài sản, ngân hàng sau sáp nhập là cộng gộp của BIDV (vốn điều lệ: 28.112 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 650.340 tỷ đồng) và MHB (vốn điều lệ: 3.600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 40.000 tỷ đồng). BIDV sẽ được hưởng toàn bộ mạng lưới khá lớn gồm 240 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Kết quả kinh doanh của MHB cũng đã có cải thiện hơn trước. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Dư nợ cho vay đã tăng lên 30.605 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013 (đạt 27.693 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu năm qua đã tăng từ 2,65% lên mức 2,72% dư nợ. Ngân hàng đã phải trích dự phòng rủi ro tín dụng và trái phiếu VAMC là 191 tỷ đồng.

Năm 2014 cũng là năm khó khăn với BIDV khi tổng lợi nhuận thuần đạt 13.391 tỷ đồng, nhưng phải trích dự phòng rủi ro lớn tới 8.797 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 6.307 tỷ đồng và lãi sau thuế còn 4.992 tỷ đồng. Tỷ  lệ nợ xấu đã giảm còn 1,92% nhưng số nợ xấu thực tế lên tới 8.563 tỷ đồng.

Th. H

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.