# đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trước năm 2045
Bộ Chính trị đề ra mục tiêu chung là phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả
Theo đó, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả.
Xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: "Các cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TP. HCM phải đồng bộ, khả thi, cụ thể, chỉ rõ cách làm, ai làm, vướng mắc ở đâu và đề xuất cấp thẩm quyền tháo gỡ".
Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể"
Báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".