Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành bán lẻ: Thiếu công bằng, thừa hạn chế

Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, chính sách,

THCL Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, chính sách, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực bán lẻ còn nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu hơi thở cuộc sống và việc thực thi còn chậm, chưa hiệu quả.

Phân biệt đối xử

Đất nước ta đã trải qua 30 năm đổi mới và phát triển, nhiều chính sách liên quan đến ngành bán lẻ đã được ban hành - đem lại sự phát triển khá mạnh mẽ trong hệ thống phân phối nội địa. Tuy nhiên, khách quan đánh giá, các cơ chế, chính sách cho bán lẻ vẫn còn một số vấn đề cần phải khắc phục sớm trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia có nhận xét như sau: Trong việc hỗ trợ các chính sách, DN FDI bán lẻ được hỗ trợ nhiều nhất, kế đến là sự hỗ trợ cho DN bán lẻ nhà nước và sau cùng đến sự hỗ trợ ít ỏi cho các tổ chức và cá nhân bán lẻ của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các DN bán lẻ vừa và nhỏ.

Đơn cử, một số DN FDI đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam đã được sự hỗ trợ nhanh chóng các địa điểm tốt để kinh doanh, được miễn thuế thu nhập DN 2 năm đầu hay 50%... Trong khi đó, điểm lại, các DN bán lẻ nội mở siêu thị không được hưởng những ưu ái đó.

Thực hiện chương trình bình ổn giá, một số DNNN được hỗ trợ với số vốn lớn nhất (có khi lên đến 50% số vốn bình ổn - hàng trăm tỷ/năm của một thành phố). Trong khi các DN bán lẻ tham gia bình ổn, hoặc là không được hỗ trợ, hoặc được hỗ trợ một số vốn không đáng kể so với doanh thu thực hiện của họ.

Ở khía cạnh khác, về công tác thu ngân sách, có DN FDI báo lỗ hàng chục năm không có thuế thu nhập DN thì không hoặc rất ít được kiểm tra, xử lý. Đến khi có kiến nghị của các hiệp hội và các chuyên gia kinh tế thương mại, mới tập trung kiểm tra và truy thu thuế, chẳng hạn như sai phạm chuyển giá khoảng 500 triệu đồng (Metro Cash & Carry). Còn các DN bán lẻ nội, làm ăn nghiêm túc (theo phản ánh của các đơn vị), nếu chậm nộp sẽ bị nhắc nhở. Đồng thời, hạch toán sổ sách phải kịp thời, đầy đủ rõ ràng (hàng chục năm chưa có những vụ sai phạm lớn trong các DN bán lẻ kiểu siêu thị của người Việt Nam).

Hơn nữa, chính sách thuế chưa được công bằng. Cụ thể, các siêu thị (làm ăn nghiêm túc) thì hạch toán và nộp thuế VAT đầy đủ, còn các DN gọi là hộ kinh doanh nhỏ (thực tế, có những DN nhỏ nhưng lại không nhỏ) lại nộp theo hình thức thuế khoán do hội đồng thuế phường đề nghị và ấn định trên cơ sở “tự khai”. Rõ ràng, cách tính thuế trên không tạo sự công bằng và cạnh tranh bình đẳng giữa các DN bán lẻ, làm ăn nghiêm túc và các DN áp dụng mức thuế khoán. Việc đòi được sự công bằng này, đã có nhiều ý kiến nêu ra hàng chục năm qua, song vẫn là một điều rất khó khăn và xa xỉ.

Khắc phục hạn chế

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đánh giá: Chúng ta đã có một số luật ban hành liên quan đến lĩnh vực bán lẻ như Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Giá... Các luật đó đã đi vào cuộc sống một phần, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc. Việc thực thi các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật liên quan đến bán lẻ còn chậm và hạn chế. Một số luật chưa có, cần phải tiếp tục xây dựng như luật chống độc quyền, luật bán lẻ…

Ví dụ, hiện nay, các chương trình khuyến mại, hạ giá hàng hóa của các DN bán lẻ FDI liên tục diễn ra. Tuy người tiêu dùng phấn khởi, song nếu nhìn nhận một cách khách quan, các DN nước ngoài đang làm suy yếu từng bước các DN bán lẻ nội địa yếu về vốn, lớn về chi phí lưu thông, năng suất lao động thấp và ít được sự hỗ trợ hợp lý của Nhà nước.

Những độc quyền về xăng dầu, điện, nước… của một số DNNN hiện nay, nếu hoạt động kinh doanh không mang tính khách quan, có lợi ích nhóm thì phần thua thiệt thuộc về các DN bán lẻ, bởi trong chi phí lưu thông có liên quan đến xăng dầu, điện và nước. Thời gian tới, nếu Nhà nước mở rộng phạm vi kinh doanh các mặt hàng trên cho các DN trong nước và nước ngoài đầu tư, chắc chắn, hiện tượng trên sẽ ngày càng giảm bớt, các chi phí tiêu hao nhiên liệu điện - nước sẽ hợp lý hơn, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN bán lẻ nội địa.

Hà Thu

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.