Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

PGS.TS Trần Đắc Phu: “Độ phủ vaccine Covid-19 lớn, nhưng chưa thể nói đến miễn dịch cộng đồng”, vì sao?

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định: Tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng chống Covid-19 rất cao không có nghĩa là đạt miễn dịch cộng đồng và không phải tiêm vaccine là không bị lây nhiễm.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trên thế giới đã xuất hiện những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, như XE là biến thể lai giữa biến thể BA.1 và BA.2 của Omircon hay biến chủng Deltacron lai giữa Delta và Omicron. Phần lớn những biến chủng này lây lan nhanh hơn những biến chủng cũ khoảng từ 10-20%. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi những biến thể mới lây lan nhanh như thế nào, gây ra triệu chứng nặng và vô hiệu hóa vaccine hiện nay hay không.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh nếu sử dụng không đúng xét nghiệm test kháng nguyên nhanh hoặc xét nghiệm real-time RT-PCR, có thể sẽ dự báo sai tình hình dịch bệnh. Ảnh VGP/Hiền Minh
PGS.TS Trần Đắc Phu: “Độ phủ vaccine Covid-19 lớn, nhưng chưa thể nói đến miễn dịch cộng đồng”. Ảnh VGP/Hiền Minh.

Tất cả những yếu tố này có thể gây ra việc quá tải hệ thống y tế, khiến tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng tăng cao, đặc biệt lo ngại nếu số ca tử vong cao không kiểm soát được. 

Trải qua 04 đợt bùng phát dịch Covid-19, đến nay, Việt Nam đã có những kinh nghiệm, đồng thời năng lực phòng, chống dịch cũng đã được nâng cao. Giới chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cần theo dõi diễn biến dịch trên thế giới, theo sát khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có đánh giá chính xác và phản ứng kịp thời.

“Với bất cứ kịch bản dự phòng chống dịch nào, chúng ta đều không được để bị bất ngờ. Luôn phải dĩ bất biến ứng vạn biến và tiếp tục chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả để vừa tiếp tục chống dịch tốt vừa duy trì làm ăn kinh tế”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 khác với nhiều virus gây dịch bệnh khác. Đặc biệt, miễn dịch ở người mắc đã Covid-19 sẽ giảm sau vài tháng, đồng thời vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Với trường hợp tiêm vaccine, miễn dịch sau đó cũng suy giảm và có người đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh, vẫn là nguồn lây cho người khác. Điều này khác với các loại vaccine khác như vaccine sởi hay vaccine chống viêm não Nhật Bản khi tiêm chủng là có miễn dịch hoàn toàn.

Ảnh HOÀNG GIANG
Độ phủ vaccine Covid-19 lớn, nhưng chưa thể nói đến miễn dịch cộng đồng. Ảnh HOÀNG GIANG.

“Như vậy, chúng ta khó nói tới khái niệm miễn dịch cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Nhưng có thể sau này, chúng ta có thể có được vaccine như mong muốn, với hiệu quả phòng bệnh cao và bền vững thì chúng ta có thể khống chế được dịch khi dùng vaccine, giống như cách chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt… Hoặc tương lai sẽ có thuốc điều trị. Trong trường hợp, biến thế mới xuất hiện và vô hiệu hóa các vaccine đang sử dụng hiện nay, thì càng không thể nhắc tới miễn dịch cộng đồng trong thời điểm này”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định.

Tiến sỹ Phu cũng nhấn mạnh khuyến cáo người dân, các biện pháp dự phòng cá nhân là rất quan trọng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Mỗi người càng hạn chế nguy cơ lây nhiễm càng tốt, tránh tư tưởng “rồi ai cũng trở thành F0” bởi vì vẫn còn nguy cơ tái nhiễm hay trở  thành nguồn lây bệnh cho người khác và hiện nhiều người quan tâm tới ảnh hưởng của hậu Covid. 

Việt Nam hiện đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, chứng tỏ năng lực y tế cùng năng lực chống dịch của chính quyền các cấp, các bộ ngành và người dân đã được cải thiện. Việc thay đổi chiến lượng sang “chung sống an toàn với đại dịch”, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chống dịch linh hoạt, không còn các biện pháp kiểm soát “thái quá” nhưng chúng ta vẫn vừa chống dịch hiệu quả và đảm bảo hoạt động kinh tế, an sinh xã hội.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.