Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Trị: Di tích Nhà tù Lao Bảo cần được trùng tu

Thời gian qua, khi đến tham quan di tích lịch sử Quốc gia nhà tù Lao Bảo, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, khách thập phương không khỏi ngậm ngùi, xót xa. Đã có quá nhiều hạng mục của di tích này bị xuống cấp trầm trọng, thậm chí có hạng mục đã bị đổ sập. Di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo đang có nguy cơ trở thành phế tích, nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ, trùng tu.

Toàn cảnh Di tích Nhà tù Lao Bảo
Toàn cảnh Di tích Nhà tù Lao Bảo

Dấu tích xưa cũ…

Vào một ngày cuối tháng 8/2024, chúng tôi có chuyến công tác lên vùng biên giới Việt – Lào, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và được lãnh đạo Thị trấn Lao Bảo đưa đến tham quan, giới thiệu về Di tích Nhà tù Lao Bảo (trước đây còn gọi là Nhà Đày Lao Bảo thời phong kiến và thời Pháp thuộc). Lần đầu tiên tôi chứng kiến, tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 10ha, đập vào mắt đầu tiên là những hàng cây vông đồng cổ thụ cả trăm tuổi che mát cả khuôn viên rộng lớn của Di tích Nhà tù, tiếp đến là một số hạng mục đã theo năm tháng hư hỏng, đỏ nát và hoang tàn, dưới nền xi măng đi vào khuôn viên di tích rêu xanh mọc và đóng thành lớp dày như thảm cỏ, thể hiện rất ít người lui tới ở di tích này, chỉ nghe tiếng chim rừng hót mà thấy chạnh lòng.

Tấm biển chỉ dẫn di tích nham nhở, khó có thể đọc hết nội dung
Tấm biển chỉ dẫn di tích nham nhở, khó có thể đọc hết nội dung

Vào năm 1908, Nhà tù Lao Bảo được thực dân Pháp  chọn vùng đất Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ngày nay để xây dựng nhà lao, nhằm giam cầm những sĩ phu, chiến sĩ, nhà cách mạng kiên trung của Đảng ta.

Đây là vùng rừng thiêng nước độc, nằm trên dãy Trường sơn, nơi tiếp giáp với nước bạn Lào. Mới đầu, thực dân Pháp chỉ xây hai khu buồng giam là khu A và khu B. Đến giai đoạn từ năm 1931- đến 1932, thực dân Pháp lại tiếp tục cho xây dựng thêm khu nhà C, nhà D, đến năm 1934 thì hoàn thành. Phần này có kết cấu kiên cố, tường làm bằng đá, mái lợp tôn, sàn xi măng. Mỗi nhà lao dài khoảng 30m, rộng 6m. Khu biệt giam có 13 buồng giam được xây bằng đá hộc, tường dày 1m, mỗi buồng giam rộng khoảng 3m2, tất cả đều không có cửa sổ, chỉ có lỗ thông hơi nhỏ. Ngoài khu vực nhà lao, nhà tù Lao Bảo còn có nhiều công trình khác như nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tra tấn, nhà xác…Tất cả được bao vây bởi một hệ thống hàng rào kiên cố xây cao 3,5m, có nhiều lô cốt canh gác.

Di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo đang có nguy cơ trở thành phế tích, nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ, trùng tu.
Di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo đang có nguy cơ trở thành phế tích, nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ, trùng tu.

Nhà tù Lao Bảo cùng với nhà tù Sơn La, Buôn Mê Thuật, Côn Đảo… là những nơi lưu giữ, chứng tích về những tội ác không thể chối cãi của chế độ thực dân. Đồng thời, những di tích này, cũng là hình ảnh trực quan sinh động để giáo dục về tinh thần yêu nước quật cường của cha ông cho thế hệ trẻ học tập.

Một thời kỳ đen tối

Từ 1929 đến 1930, nhà tù Lao Bảo được mở rộng hơn để bắt giữ những người tù cộng sản. Thực dân Pháp đã sử dụng nơi đây để giam cầm những người cộng sản hoạt động tại Quảng Trị. Những tên tuổi nổi tiếng như: Trần Hữu Dực, Lê Thế Tiết, Lê Thế Hiếu, Đoàn Lân,Trần Công Ái, … hay cả những chiến sĩ hoạt động ở miền Trung như: Nguyễn Chí Thanh,Tố Hữu,… và cả những người Lào. Bài thơ “Con cá, chột nưa” của nhà thơ Tố Hữu cũng ra đời nơi đây.

Đến những năm 60 của thế kỷ trước, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đã biến nơi đây trở thành một cơ sở cách mạng trong chiến dịch đường – Khe Sanh. Với âm mưu đập tan cứ điểm này, đế quốc Mỹ đã sử dụng lực lượng không quân ném bom dữ dội xuống nhà tù Lao Bảo và sau đó, di tích này gần như đã bị xóa bỏ, trở thành một bãi hoang tàn.

Chạnh lòng nhìn Di tích xuống cấp

Năm 1991, Nhà tù Lao Bảo được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia, trải qua thời gian trên cả 100 năm kể từ ngày xây dựng, cùng với sự tàn phá của bom đạn, nhất là chiến dịch Lam Sơn 719 (còn gọi là Hạ Lào) của Mỹ và Việt Nam cộng hòa làm di tích càng bị hư hỏng, đổ nát và nặng nề hơn, cùng tác động bởi mưa nắng, lũ lụt,…. hiện nay khu Di tích lịch sử Quốc gia Nhà tù Lao Bảo đã xuống cấp tới mức báo động. Ngay từ tấm biển ngoài cổng ghi địa danh “Khu nhà giam Lao Bảo…” làm bằng xi măng cũng đã tróc sơn nham nhở, khó mà đọc hết nội dung.

Bước vào bên trong, cảnh tượng mới xót xa, khu nhà A, nhà B, nhà D… thật khó mà phân định. Phía bên trái theo hướng ngoài vào, là cả một đống bê tông, cốt thép - đây là tàn tích của nhà C đã bị sập hoàn toàn. Tiếp đến là nhiều hạng mục, nhiều chứng tích đã bị đổ vỡ, không thể nhận ra.

Tại một khu nhà trong di tích, từng lớp đá hộc đã bung ra, lớp mái vòm bằng bê tông thì đã bị lủng gần hết, để lộ buồng giam hình vuông chừng khoảng 3m2 bên trong. Có chỗ phải dùng trụ sắt để chống trần…

Khung cảnh xuống cấp và điêu tàn khiến cho khách tham quan không khỏi chạnh lòng, xót xa cho một nơi đã từng là biểu tượng của tinh thần yêu nước chống chế độ thực dân…

Phóng viên Thương hiệu & Công luận trao đổi với ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Lao Bảo
Phóng viên Thương hiệu & Công luận trao đổi với ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Lao Bảo

Ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Lao Bảo cho biết: “Khu nhà tù Lao Bảo đã xuống cấp từ lâu. Ủy ban Nhân dân thị trấn đã đề xuất trùng tu, tôn tạo để làm điểm tham quan du lịch, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ nhưng đến nay, việc trùng tu chỉ được tiến hành những hạng mục nhỏ”.

Phóng viên Thương hiệu & Công luận trao đổi với ông Trần Đình Dũng, Bí thư Đảng ủy Thị Trấn Lao Bảo
Phóng viên Thương hiệu & Công luận trao đổi với ông Trần Đình Dũng, Bí thư Đảng ủy Thị Trấn Lao Bảo

Trao đổi với ông Trần Đình Dũng, Bí thư Đảng ủy Thị Trấn Lao Bảo cho biết thêm: “Mặc dù tôi mới về nhận công tác gần 2 năm trở lại, nhưng trong tôi lúc nào cũng đau đáu, làm sao để Lao Bảo phát triển về mọi mặt như: Kinh tế, Xã hội. Đặc biệt, là văn hóa, du lịch tâm linh. Di tích Nhà tù Lao Bảo là một chứng tích lịch sử và nổi tiếng một thời, ai nghe tên cũng phát sợ, vì bị đi đày vùng đất rừng thiêng, nước độc này, nhìn di tích ngày càng xuống cấp trầm trọng, chúng tôi rất lo lắng, nếu không trùng tu kịp, thời gian sẽ làm cho di tích càng hoang tàn hơn”.

Lãnh đạo thị trấn Lao Bảo lo lắng, sợ di tích ngày xuống cấp trầm trọng
Lãnh đạo thị trấn Lao Bảo lo lắng, sợ di tích ngày xuống cấp trầm trọng

Được biết, từ tháng 8/2009, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo khu Di tích Nhà tù Lao Bảo, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011, nhưng đến nay đã hơn 15 năm trôi qua công tác trùng tu, tôn tạo rất nhỏ giọt. Nếu không quyết liệt, khẩn trương thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo Nhà Tù Lao Bảo. Có thể một ngày không xa, di tích lịch sử Quốc gia này chỉ còn lại là một đống đổ nát, hoang tàn?

Những hàng cây vông đồng cổ thụ cả trăm tuổi che mát cả khuôn viên rộng lớn của Di tích Nhà tù.
Những hàng cây vông đồng cổ thụ cả trăm tuổi che mát cả khuôn viên rộng lớn của Di tích Nhà tù.
Lãnh đạo Thị trấn Lao Bảo chụp lưu niệm với với Phóng viên thương hiệu & Công luận
Lãnh đạo Thị trấn Lao Bảo chụp lưu niệm với với Phóng viên thương hiệu & Công luận

Nhìn chung, nếu nhìn về góc độ du lịch, tâm linh và lịch sử vùng đất Khe Sanh, Lao Bảo (chưa nói đến Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, sông bến Hải, cầu Hiền Lương…) thì vùng đất Khe Sanh( Sân bay Tà Cơn), Lao Bảo (Nhà tù Lao Bảo, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo) cũng đã làm nên những tuyến du lịch, tham quan mà khách thập phương hằng mơ ước được có dịp một lần đặt chân đến với vùng đất này.

 Di tích Nhà tù Lao Bảo rất cần được sự quan tâm của tỉnh để  trùng tu, bảo tồn.

Hoàng Hữu Quyết- Đình Lương

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.