Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tạo thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản

Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Những lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là rất lớn, nhưng cơ hội luôn đi kèm thách thức bởi EU vốn luôn là thị trường khó tính. Trước hết, đó là các rào cản kỹ thuật trong thương mại và việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, chưa kể đến các yêu cầu cụ thể của khách hàng đối với từng mặt hàng riêng lẻ.

Không chỉ vậy, khi tham gia Hiệp định EVFTA thì nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại cũng tăng đáng kể. Bởi lẽ, thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ thì thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, mà EU cũng là một trong những thị trường có truyền thống sử dụng các công cụ này.

Hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã được cấp GCN đăng ký chỉ dẫn địa lýHành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã được cấp GCN đăng ký chỉ dẫn địa lý

Trước những thách thức trên, đòi hỏi các ngành hàng nông nghiệp nước ta phải sớm đổi mới toàn diện trên tất cả các khâu, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, trong đó tập trung đổi mới công nghệ để nhanh chóng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với những quy định của EVFTA để từ đó hoàn thiện các khâu hoạt động của mình; sản xuất, chế biến ra những sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ phía đối tác. Đối với những người nông dân, lực lượng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cần được tập huấn đầy đủ hơn về quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, về nhật ký sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là những điểm yếu hiện nay của nông dân nước ta vốn quen với phương thức sản xuất truyền thống. Về phía các cơ quan chức năng, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các vấn đề có liên quan đến Hiệp định, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, xuất xứ…, giúp hàng nông sản Việt Nam tận dụng được hết các cơ hội từ EVFTA.

Nâng cao giá trị nông sản

Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, đặc biệt là trong xuất khẩu. Thực tế, những sản sản phẩm nông nghiệp được cấp chỉ dẫn địa lý đều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Chỉ dẫn địa lý có thể hiểu như việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, nhưng chứng nhận này còn cụ thể hơn vì sau khi sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng còn có thể biết rõ nguồn gốc sản phẩm từ khu vực, vùng lãnh thổ, quốc gia, địa phương, thậm chí từ hộ sản xuất nào. Việc bảo hộ sản phẩm bằng chỉ dẫn địa lý ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng giá trị hàng hóa nên hiện nay cả thị trường trong nước và thế giới đều rất chú trọng đến khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có tới hơn 90% nông sản xuất khẩu ở nước ta là dạng nguyên liệu thô không qua chế biến, giá trị thấp. Nhiều sản phẩm nông sản không có thương hiệu, nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ, không đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều này gây bất lợi cho nông sản Việt khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với nông sản đặc sản, như: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang); thanh long Bình Thuận; hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng); chuối ngự Đại Hoàng (Hà Nam); gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định); gạo nàng Nhen thơm Bảy Núi (An Giang)... thì mới chỉ có khoảng 75 sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Điều này gây khó khăn cho các hộ nông dân khi chứng minh nguồn gốc nông sản tham gia chuỗi giá trị và dẫn đến những bất lợi cho họ nếu cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Các sản phẩm nông sản đặc sản luôn có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhưng vì chưa được đăng ký chỉ dẫn địa lý nên các thương lái, các doanh nghiệp, cá nhân nhiều nơi tự do gắn mác giả nông sản đặc sản hoặc nông sản có thương hiệu để đẩy giá cao, lừa dối khách hàng mà không bị cho là vi phạm pháp luật.

Việc xây dựng, khai thác và quản lý càng nhiều sản phẩm có chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại càng nhiều lợi ích kinh tế cho nông sản Việt Nam.Để xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản, điều cần thiết là xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, gắn với xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhằm góp phần củng cố cho thương hiệu. Bên cạnh sự cần thiết hỗ trợ của Nhà nước cần nâng cao nhận thức của nông dân, không phải chỉ để họ hiểu về việc cần thiết khi tham gia chuỗi liên kết mà còn để nông dân có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của nông sản cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản đặc sản, tránh sự lạm dụng, giả mạo danh tiếng để phát triển tràn lan.

Ngành nông nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh thâm canh cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học công nghệ… Đặc biệt là việc xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp với mục tiêu sản phẩm làm ra an toàn, có chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc…

Hà Trần

 
Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.