Theo đó, với mức độ cải thiện nhanh hơn trong tháng 11, Việt Nam đứng ở vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng PMI khu vực ASEAN, kế đến là Philippines đứng vị trí thứ hai với 54,2 điểm.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng có kết quả hoạt động mạnh nhất trong số ba lĩnh vực thị trường được khảo sát, với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh nhất.
Ảnh minh họa
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 11 đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng sản lượng đã đạt mức nhanh nhất kể từ tháng 3/2011.
Sản lượng cũng có chiều hướng tiếp tục tăng trong năm tới khi nhu cầu mạnh lên đã làm tăng mức độ tự tin của các nhà sản xuất. Mức độ lạc quan cũng tăng so với tháng 10 và trở thành mức cao nhất kể từ tháng 2/2016.
Có những dấu hiệu cho thấy năng lực sản xuất chịu áp lực trở lại khi lượng công việc tồn đọng đã tăng lần đầu tiên trong sáu tháng qua và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2017. Các công ty đã đáp ứng khối lượng công việc tăng bằng cách nhanh chóng tuyển thêm nhân viên. Trên thực tế, tốc độ tạo việc làm là mức cao nhất trong lịch sử chỉ số sau khi vượt qua mức kỷ lục ghi nhận trong tháng 6.
Giá nguyên vật liệu đã làm chi phí đầu vào tiếp tục tăng. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu đã góp phần làm tăng giá cả đầu vào, với các vấn đề về nguồn cung đã làm các công ty phải kéo dài thời gian giao hàng hóa đầu vào.
Các nhà sản xuất đã tăng tồn kho cả hàng hóa đầu vào và hàng thành phẩm với tốc độ kỷ lục khi các công ty đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và chuẩn bị cho khả năng tiếp tục tăng doanh thu trong những tháng tới. Việc tăng hàng tồn kho trước sản xuất đã được hỗ trợ bởi hoạt động mua hàng tăng nhanh đáng kể.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác lại cho biết các nhà cung cấp đã chuẩn bị tốt và đã giảm thời gian giao hàng. Nhìn chung, thời gian giao hàng của người bán hàng gần như không thay đổi.
Ngọc Linh