Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thực phẩm chức năng: “Biến” thành thuốc

Nếu như thủ tục cấp phép cho thực phẩm chức năng, chỉ cần khoảng thời gian 1 - 2 tuần thì với các sản phẩm đăng

(THCL) _ Nếu như thủ tục cấp phép cho thực phẩm chức năng, chỉ cần khoảng thời gian 1 - 2 tuần thì với các sản phẩm đăng ký là thuốc, phải mất 2 - 3 năm cho việc này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách “lách” - gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.

Ảnh minh họa

Chỉ cần hợp quy…

Nhân viên kinh doanh một công ty chuyên sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) tiết lộ, trước đây, việc cấp giấy phép lưu hành TPCN phải mất từ 1 - 3 tháng thì nay chỉ cần vài ngày, thậm chí nếu có sự “quen biết” chỉ cần 1 ngày là xong!

Theo quy định của Bộ Y tế, việc cấp phép lưu hành TPCN chỉ cần dựa vào công bố hợp quy, hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đánh giá tính hiệu quả. Do việc cấp phép chủ yếu căn cứ trên hồ sơ nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm chưa có bằng chứng khoa học và tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất (về nguyên liệu, hàm lượng hoạt chất, độ tinh khiết…) nên ai làm cũng được.

Điều kiện cấp phép quá dễ, vì thế, ngay cả TPCN được cấp phép chất lượng cũng hết sức tù mù. Bởi vậy, mới xảy ra chuyện cơ quan chức năng, sau khi thu giữ lô TPCN được quảng cáo có tác dụng chữa bệnh xương khớp, nhưng sau khi mang đi kiểm tra công thức và thành phần thì hầu như không có hoạt chất chữa xương khớp, sản phẩm được cấp phép cũng chưa được khoa học chứng minh về khả năng cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ như các nhà sản xuất quảng cáo.

Thực tế, trên thị trường, có không ít doanh nghiệp dù sản xuất sản phẩm là thuốc, nhưng muốn được cấp số đăng ký thuốc thì cần có hồ sơ thử nghiệm lâm sàng, bằng chứng khoa học liên quan đến tác dụng của thuốc, được phê duyệt bởi hội đồng xét duyệt. Trong khi đó, nếu là TPCN thì không nhất thiết phải có cứ liệu nêu trên, chỉ cần công bố chất lượng và có xét nghiệm chất lượng sản phẩm phù hợp với hồ sơ công bố là được. Bởi vậy, sự "nhập nhèm" giữa thuốc và TPCN được cho là giải pháp "lách luật" một cách cố tình của một số doanh nghiệp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và giúp việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.

Thị trường TPCN hiện đang bị thả nổi. Khác với thuốc - người bán phải có bằng chuyên môn y tế ở cấp độ khác nhau khi quy mô kinh doanh khác nhau, TPCN thì ai bán cũng được, ai kinh doanh cũng được, ai sản xuất cũng được. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh TPCN cấp mã số thẻ cho người không có chuyên môn về tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, y dược và cử họ đến các địa bàn dân cư để bán sản phẩm. Thậm chí, việc TPCN được bày bán tràn lan trong hiệu thuốc cũng gây hiểu nhầm “coi như thuốc” với người sử dụng. Nhiều bác sỹ, khi kê đơn cũng kê luôn TPCN mà không hề hướng dẫn cho bệnh nhân biết đó chỉ là thực phẩm nên dùng chứ không bắt buộc phải dùng, hoặc không có khả năng chữa bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân đã đánh đồng TPCN như thuốc điều trị.

Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, PGS. TS. Trần Đáng cho biết, về nguyên tắc, TPCN không được bán cùng thuốc, nhất là trong các hiệu thuốc, để tránh gây hiểu nhầm; nếu xuất hiện trong quầy thuốc thì phải có khu vực riêng. Thị trường TPCN bùng nổ, nhưng người dùng lại thiếu thông tin khiến việc sử dụng sản phẩm chưa đạt hiệu quả”.

Buông lỏng quản lý

Việc cấp phép lưu hành TPCN đã quá dễ dãi, song việc quản lý lại bị buông lỏng. Vì vậy, mới xảy ra tình trạng người tiêu dùng đang bị nhầm lẫn giữa TPCN thành thuốc chữa bệnh.

PGS. TS. Trần Đáng cho rằng, việc để người dùng “tẩu hỏa nhập ma” trước một rừng TPCN hiện nay có phần lỗi không nhỏ của các cơ quan quản lý. Theo ông, kiểm soát chất lượng không tốt sẽ cho ra sản phẩm không tốt, kiểm soát quảng cáo chiếu lệ gây ra hiểu sai cho người dùng, kiểm soát giá không tốt khiến người dùng thiệt đơn thiệt kép.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, vi phạm về quảng cáo TPCN chiếm 19,01% với các hành vi vi phạm, thường là quảng cáo khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký, quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh…

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ Y tế cho biết đang soạn thảo dự thảo sửa đổi thông tư quản lý TPCN. Theo đó, dự thảo mới yêu cầu sản phẩm phải chỉ ra đặc thù, phù hợp với các tài liệu nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu các vitamin, khoáng chất bổ sung trong TPCN dưới 15% so với mức khuyến cáo ăn vào mỗi ngày thì trên nhãn sản phẩm không được công bố như thực phẩm bổ sung. Sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất từ 15% trở lên mới được công bố hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Việc phòng ngừa bệnh tật, làm giảm các triệu chứng thì phải có tài liệu khoa học chứng minh hiệu quả.

Dự thảo thông tư mới quy định, nếu sản phẩm có lượng vitamin, khoáng chất bổ sung vượt quá 100% thì phải chỉ ra đối tượng và liều dùng phù hợp. Trong khi đó, quy định hiện hành, nếu hàm lượng vitamin, khoáng chất vượt quá 300% thì sản phẩm phải có giấy chứng nhận tính an toàn của cơ quan chức năng ở nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành.

Ngoài ra, sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất (bất cứ hàm lượng nào) nếu công bố hỗ trợ điều trị bệnh thì phải chứng minh bằng thử nghiệm với hội đồng khoa học - do Bộ Y tế chỉ định.

Ông Lê Văn Giang, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, theo thông tư mới quy định sản phẩm TPCN chứa thành phần không phù hợp hoặc chỉ tiêu chất lượng, an toàn không đúng với hồ sơ công bố sẽ bị thu hồi. Nếu vi phạm mức độ nghiêm trọng, doanh nghiệp liên quan sẽ bị rút giấy phép. “Có thể hồ sơ công bố không có những ngôn từ thổi phồng, nhưng trong quá trình quảng cáo, công dụng của nhiều TPCN đã bị bơm lên quá đáng”, ông Giang lo ngại

Hoàng Hà

Tin mới

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga
Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối.

Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo
Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.

Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng
Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng

Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng chỉ đạt gần 10% so với dự toán Trung ương giao là 2.600 tỷ đồng.

Cả nước có gần 3.000 tài xế bị tước bằng lái trong ngày nghỉ lễ thứ 3
Cả nước có gần 3.000 tài xế bị tước bằng lái trong ngày nghỉ lễ thứ 3

Ngày thứ 3 trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5, toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông, khiến 38 người chết và 72 người bị thương, lực lượng chức năng cũng tước hơn 2.900 giấy phép lái xe, tạm giữ hàng nghìn phương tiện vi phạm.

Lộ diện mô hình bộ tứ iPhone 16
Lộ diện mô hình bộ tứ iPhone 16

Gần đây, hình ảnh mô hình của dòng iPhone 16 đã được tiết lộ. Trong đó, chiếc iPhone 16 Pro Max sẽ giữ thiết kế tương tự như năm trước.