Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn dân đồng lòng vượt qua thách thức

(THCL) _

(THCL) _ Sáng ngày 20/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII đã khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội mới (Ba Đình, Hà Nội). Kỳ họp này được xem là đợt tổng duyệt toàn diện đầu tiên về mọi mặt vận hành đối với tòa nhà Quốc hội mới.

Kinh tế - xã hội phát triển chưa bền vững

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra trong lúc kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm; an ninh chính trị, xung đột vũ trang, dịch bệnh một số nơi diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - chính trị khu vực và toàn cầu. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế; kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng đang trên đà phục hồi, thu ngân sách đạt khá; an sinh xã hội, các chính sách giảm nghèo được quan tâm triển khai đồng bộ; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách tư pháp, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội tích cực được triển khai. Công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được nâng cao.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước; việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế còn nhiều lúng túng và thực hiện khó khăn, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm; tồn kho hàng hóa còn ở mức cao, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; năng suất lao động, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; an ninh tài chính, tiền tệ chưa vững chắc; nợ công, nợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Tình hình tội phạm, tệ nạn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp làm lòng dân bất an. Tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải quyết tâm cao hơn nữa, có các chủ trương, giải pháp căn cơ, đồng bộ để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế; toàn dân đoàn kết một lòng phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 5 năm (2011 – 2015), tạo đà phát triển nhanh, bền vững trong các năm tiếp theo.

Hầu hết các lĩnh vực đã đạt được những kết quả tích cực

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.

Báo cáo nêu rõ: "Trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, mặc dù vẫn còn không ít hạn chế yếu kém, nhưng hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đạt được những kết quả tích cực; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chủ quyền quốc gia được bảo đảm; chính trị - xã hội ổn định; vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên".

"Về cơ bản đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã đề ra. Trong 14 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và 1 chỉ tiêu không đạt. Đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta", Báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, xử lý nợ xấu chậm, hiệu quả chưa cao. Nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại còn chậm…

Báo cáo của Thủ tướng đưa ra một số giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong những tháng cuối năm 2014 như điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý; thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động mọi nguồn lực, khuyến khích đầu tư xã hội; đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA…

Hương Thủy (tổng hợp)

Tin mới

Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105
Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 2/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD không đổi, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, xuống mốc 105,63.

Giá cà phê hôm nay 2/5: Giảm mạnh 1.200 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 2/5: Giảm mạnh 1.200 đồng/kg

Hôm nay ngày 2/5, giá cà phê bất ngờ giảm mạnh 1.200 đồng/kg, trong khoảng 132.500 - 133.200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên.

Dự báo thời tiết ngày 2/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và giông rải rác
Dự báo thời tiết ngày 2/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và giông rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (2/5), ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 1/5 đến 3h ngày 2/5 có nơi trên 50mm như: Yên Thế (Yên Bái) 97.6mm, Hùng Đức (Tuyên Quang) 80.2mm, Bản Rịa (Hà Giang) 57.6mm, Tân Linh (Thái Nguyên) 56mm,…

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, giá dầu thế giới trượt dài, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần. Giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng được điều chỉnh nhẹ theo hướng xăng tăng, dầu giảm.

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%

Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân có nội dung, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng/lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.

Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5 trong khoảng 97.500 - 98.500 đồng/kg, ổn định so với giao dịch ngày hôm qua.