Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vai trò của người sáng tác bài hát?

Dư luận đặt ra câu hỏi thời buổi bây giờ để bài

Ảnh minh họa

Dư luận đặt ra câu hỏi thời buổi bây giờ để bài hát đến với công chúng thì quá nhiều khâu, từ người viết lời, rồi người viết nhạc, nhà quản lý, nhà tổ chức, cuối cùng là ca sĩ. Trong năm khâu trên, thì duy chỉ có người sáng tác lời là chẳng có “vị trí” và “nguồn thu” nào từ chính những ca từ mà mình rứt ruột viết ra.

Đời sống âm nhạc của Việt Nam có thể tạm chia ra làm năm giai đoạn chính, giai đoạn một kể từ trước cho đến năm 1945: Giai đoạn này đất nước ta còn đang loạn lạc, cho nên đời sống âm nhạc đều tự phát, người sáng tác cũng như người hát không có định hướng rõ ràng. Giai đoạn hai, từ năm 1945 đến 1954: Giai đoạn này đất nước ta được độc lập, có chủ quyền, nhưng bị thực dân Pháp xâm lược, chiếm đóng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, cho nên đời sống âm nhạc bắt đầu đi vào “khuôn phép” và mang âm hưởng cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, vì điều kiện đất nước chiến tranh, khó khăn bội phần cho nên đời sống âm nhạc chưa được “bài bản”, vẫn phải dựa vào nỗ lực từng cá nhân, của các tầng lớp yêu nước. Giai đoạn ba, từ năm 1954 đến 1975: Giai đoạn này đất nước ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất hoàn toàn Tổ quốc. Đời sống âm nhạc cũng phát triển theo sự chuyển mình của đất nước của dân tộc, cho nên sự đầu từ vào sáng tác và ca hát đã được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư. Đối với đội ngũ sáng tác và người biểu diễn ở giai đoạn này thực sự được xã hội quan tâm. Tuy vẫn mang đặc tính chất phong trào và bao cấp nặng nề, nhưng hầu như chất lượng của các tác phẩm âm nhạc thời kì này mang nhiều dấu ấn cho nền âm nhạc Việt Nam. Giai đoạn thứ tư, là từ năm 1975 đến năm 1986: Giai đoạn này phải nhận thấy rằng đời sống âm nhạc của nước ta phát triển khá mạnh, có bài bản, có dấu ấn của nhiều cá nhân cũng như tổ chức được xã hội yêu mến, đồng thời cũng đóng góp vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam khá nổi bật cả về chất lượng và số lượng – Thời kì này, những người sáng tác và biểu diễn cũng đã có hơi hướng về xã hội hóa, mặc dù vẫn còn sự “đùm bọc” của Nhà nước. Giai đoạn thứ năm, từ 1986 đến nay: Giai đoạn này, đời sống âm nhạc của nước ta phải nói rằng là “trăm hoa đua nở”. Đặc biệt là từ năm 2000 cho đến nay, đời sống âm nhạc của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu phát huy bản sắc dân tộc và hội nhập vào nền văn hóa, âm nhạc quốc tế. Tuy nhiên, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, ở một bộ phận cũng có những biểu hiện thái quá. Ở khuôn khổ bài này, tác giả chưa bàn đến việc thái quá ra sao, mà chỉ xin đề cập ở góc độ tác giả viết lời cho bài hát thì có vai trò gì trong xã hội cũng như trong mỗi tác phẩm? Như trên mạo muội đưa ra năm giai đoạn về đời sống âm nhạc của nước ta. Có thể nói xuyên suốt năm giai đoạn trên thì chẳng có giai đoạn nào đề cập, xưng danh hoặc tôn vinh người viết lời cho bài hát, mà chỉ nhắc đến nhạc sĩ, ca sĩ, soạn giả... Thực tế cho thấy, muốn có bài hát thì việc sáng tác ca từ (hoặc thơ, hoặc lời) phải xếp vào hàng đầu, xin tạm phân trình tự của một số bài hát đến với công chúng: Thứ nhất là người sáng tác lời, thứ hai là người phổ nhạc, thứ ba nhà quản lý, thứ tư là nhà tổ chức,  thứ năm là người hát. Tuy nhiên, đánh giá về mặt xã hội thì hoàn toàn ngược lại, cụ thể là: Người hát thì được vinh danh là ca sĩ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ Nhân dân, tiền thu nhập thì nhiều hơn cả, trong khi đó “cứ lấy chất xám của tác giả viết lời ra mà làm giàu, còn mình chỉ cần hát giỏi là thu bạc triệu” và trở thành người nổi tiếng (!); Với nhà tổ chức có vất vả hơn chút, nhưng cũng được xã hội tôn là ông “bầu”, bà “bầu”, và thu nhập cũng cao ngất ngưởng và cũng không mất chất xám như người sáng tác; Đến nhà Quản lý thì khỏi bàn vì rằng họ là “sếp” nọ “sếp” kia và bộ nọ, ngành kia rồi; Với trách nhiệm là quản lý, lý thuyết là trách nhiệm thì lớn nhưng thu cũng ít; Với người sáng tác nhạc thì mặc nhiên được xã hội công nhận và vinh danh. Nào là nhạc sĩ này, nghệ sĩ kia... nhà này còn có thể kiêm luôn cả viết lời mỗi khi hứng lên. Đặc biệt, mỗi cuộc thi sáng tác được phát động thì chỉ thấy nhắc đến nhạc sĩ... và nhà này thu nhập cũng không thấp (không nói tất cả nhạc sĩ); Cuối cùng mới đến người viết lời, thực tế là quan trọng nhất mà lại chẳng có địa vị... gì và ít được nhắc đến. Hay chăng xã hội phải vinh danh người viết lời là “lời sĩ” – nghe khó đấy, nhưng chẳng nhẽ không đặt một cái tên vinh danh xã hội hoặc quyền lợi kinh tế gì. Vì rằng, không có thơ, không có người sáng tác lời thì làm gì có bài hát, làm gì có gì gì nữa.

Với chút nhìn nhận trên, rất mong xã hội – cụ thể là các cơ quan chức năng nên đánh giá đúng vai trò của người sáng tác lời cả về  tinh thần và vật chất.

TRỌNG PHONG

Tin mới

Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua
Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua

Dù tìm được nguồn cát đắp nền phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3 TP. HCM nhưng thủ tục khai thác chưa thông nên một số gói thầu chỉ thi công cầm chừng vì thiếu cát.

Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5
Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/5 của các công ty chứng khoán.

Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa
Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đón tiếp số lượng lớn du khách thăm quan, du lịch và lưu trú.

Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do
Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do

Đại diện Venezuela khẳng định, chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội.

Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, kim loại đồng, nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp xe điện, lại đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao. Xu hướng này vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là động lực và cơ hội mới.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đạt doanh thu gần 18 tỷ đồng
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đạt doanh thu gần 18 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ 26/4 đến 1/5), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đã thu hút gần 56.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt 17,9 tỷ đồng.