Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế 4 tháng đầu năm: Thấp thỏm nỗi lo lạm phát

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 (diễn ra đầu tháng 5)

THCL Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 (diễn ra đầu tháng 5), Bộ KH&ĐT đã công bố những số liệu mới nhất về tình hình KT-XH 4 tháng đầu năm. Mặc dù, gặp không ít khó khăn, thách thức, song các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn cơ bản ổn định.

Ổn định kinh tế vĩ mô

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 1,33% so với tháng 12/2015. Tổng thu NSNN ước đạt 254,35 nghìn tỷ đồng, bằng 25,1% dự toán; tổng chi NSNN ước đạt 318,2 nghìn tỷ đồng, bằng 25% dự toán năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm cũng tăng khá: 7,3% so cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XK ước đạt 52,87 tỷ USD, tăng 6% so cùng kỳ năm 2015; tổng vốn đầu tư FDI thực hiện ước đạt 4,65 tỷ USD, tăng 12% so cùng kỳ…

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thiên tai liên tiếp xảy ra. Lãi suất tương đổi ổn định; giá trị đồng nội tệ, tỷ giá ngoại tệ dao động trong biên độ cho phép. Trong phát triển nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn giữ được đà phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng quý I/2016 cao hơn cùng kỳ năm trước; cơ cấu XNK có chuyển biến, xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Hoạt động thu hút FDI đạt nhiều kết quả tích cực: vốn FDI thực hiện tăng 12%; vốn đăng ký cấp mới tăng gần 90% so với 4 tháng đầu năm 2015. An ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm. Trật tự an toàn giao thông có chuyển biến; tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông giảm đáng kể so với trước.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và vùng ĐBSCL ảnh hưởng đến sản xuất, năng suất và sản lượng của vụ hè thu, cây công nghiệp, cây ăn quả... Tiến độ thu NSNN đạt thấp. Tăng trưởng XK 4 tháng đầu năm, đạt thấp hơn cùng kỳ. Đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị ô nhiễm môi trường biển còn gặp nhiều khó khăn…

Nguy cơ lạm phát tăng trở lại?

Các chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại lãi suất và lạm phát năm nay sẽ tăng cao. Nguyên nhân chính là do thâm hụt ngân sách quá lớn, thu không đủ chi cùng với áp lực trả nợ công đang có xu hướng tăng cao.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, GĐ Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, lạm phát có xu hướng tăng trở lại, chủ yếu do viện phí, học phí tăng mạnh. Dự báo, lạm phát năm nay sẽ đạt mức 4 - 5%, do học phí sẽ tăng mạnh vào tháng 9 tới.

Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, sức ép lạm phát sẽ còn chịu ảnh hưởng của việc giá xăng dầu đang bắt đầu có xu hướng tăng lên.

Thế nhưng, dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, điều đáng lo nhất là mất cân đối thu - chi ngân sách. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng chi NSNN 4 tháng qua đã lên tới 370,66 nghìn tỷ đồng, bằng 29,1% dự toán, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tổng thu NSNN 4 tháng qua chỉ tăng 1,2%.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, khi thâm hụt ngân sách, thông thường có 3 cách để bù đắp là vay trong nước, vay nước ngoài và việc thường không được nói ra đó là in tiền. Thực tế, việc vay nước ngoài đã có dấu hiệu khó nên sẽ xoay xở để vay trong nước. Nếu vay trong nước, Chính phủ phải cạnh tranh với các DN, thông qua việc tăng lãi suất và rút ngắn thời hạn vay. Do đó, lạm phát năm nay hoàn toàn có thể xảy ra do ngân sách bị thâm hụt.

Tại phiên họp Chính phủ tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong những tháng cuối năm, sẽ không điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2016, quyết tâm phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7%, kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chính phủ cũng sẽ tập trung hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế; tăng cường quản lý, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời, phát huy - bảo đảm dân chủ và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân

Cao Huyền

Tin mới

Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu
Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ hàng trăm bình khí cười (N2O) và xe đạp điện, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu
Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện, bắt giữ lô hàng dân dụng các loại, trị giá 2 tỷ đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.

Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”
Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở GD&ĐT Bắc Ninh, hơn 17.000 học sinh lớp 12 và khoảng 500 hồ sơ của thí sinh tự do đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng
Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 60 triệu đồng đối với hai doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức trên địa bàn tỉnh.

Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn
Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn

Đó là thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với 3.190 lao động tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.