...
Triển khai biện pháp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt các trọng điểm xung yếu đê điều trên các tuyến đê

UBND tỉnh Nam Định yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

Thực hiện tốt Kế hoạch số 108/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giai đoạn 2021 - 2026, các chỉ đạo của UBND tỉnh;

Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng thành viên.

Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi năm 2023; đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế để triển khai nhiệm vụ năm 2024, hoàn thành trước ngày 15/5/2024…

Đối với UBND các huyện, thành phố: Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hiệu quả quản lý, khai thác bảo đảm an toàn công trình; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt các trọng điểm xung yếu đê điều trên các tuyến đê; chuẩn bị, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:

Chủ động chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, đơn vị liên quan tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình;

Chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình, nhất là các vị trí, khu vực trọng điểm xung yếu theo phương châm “4 tại chỗ"…

UBND tỉnh Nam Định cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trên đất liền, khu vực biên giới biển và biển…

Văn Chiến