Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

95% sản phẩm bị làm giả!

Những năm gần đây, mặc dù đã có

Những năm gần đây, mặc dù đã có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ về nhiệm vụ chống hàng giả, hàng nhái và sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, nhưng nạn hàng giả, hàng nhái vẫn ngày càng gia tăng. Hầu hết hàng hóa có thương hiệu đều bị giả mạo, hàng chục nghìn vụ gian lận thương mại, vi phạm bản quyền bị phát hiện mỗi năm là những con số đáng báo động.

Thực phẩm bị giả mạo tại một cuộc  triển lãm hàng thật – hàng giả

Hàng giả nhiễu loạn thị trường

Khảo sát của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho thấy, có tới 95% các mặt hàng thương hiệu đang bị làm giả, làm nhái. Các mặt hàng từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép đến các mặt hàng hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm đều có thể bị xâm phạm thương hiệu một cách tinh vi.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) đưa ra thống kê, từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý được 57.867 vụ vi phạm về hàng hóa; riêng số vụ vi phạm về gian lận thương mại như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã chiếm 40.472 vụ; vi phạm về an toàn thực phẩm chiếm hơn 9.000 vụ. Những mặt hàng vi phạm bản quyền, giả, nhái thương hiệu từ cao cấp đến bình dân, đang len lỏi khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, miền núi, làm nhiễu loạn thị trường, gây thiệt hại không nhỏ đến uy tín và sự sống còn của DN, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Nếu như việc nhái mẫu mã, nhãn hiệu, thương hiệu, trước đây chỉ được thực hiện trong nước với quy mô nhỏ thì nay đã được thực hiện với quy mô lớn và ngày càng tinh vi. Nhiều sản phẩm thời trang, hàng điện tử, hàng gia dụng… nhái, giả các thương hiệu nổi tiếng được sản xuất ở Trung Quốc, qua đường tiểu ngạch vào Việt Nam tiêu thụ.

DN và chính quyền thờ ơ

Một trong những nguyên nhân của tình trạng gia tăng các vụ vi phạm kể trên đó là những kẻ làm hàng giả, hàng nhái ngày càng bất chấp mọi âm mưu, thủ đoạn, thay đổi cách thức hoạt động để qua mặt sự thanh tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Công nghệ làm hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi, nhiều mặt hàng như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, được làm giả ruột, còn mẫu mã, bao bì thì giống hệt hàng thật, bằng mắt thường khó có thể phân biệt.

Giá của các mặt hàng giả chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 giá trị của hàng thật nên được người tiêu dùng mặc nhiên chấp nhận khiến nhiều DN gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng “sống chết” với việc bảo vệ thương hiệu và quyết liệt chống nạn hàng giả. Nhiều DN biết thương hiệu, sản phẩm của mình bị xâm hại, làm giả nhưng họ hoặc bưng bít thông tin, không phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý; hoặc thờ ơ, chấp nhận sống chung với thực trạng này. Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị bị làm giả công khai ở làng nghề bánh kẹo nhái La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), nhưng chính DN này lại không mặn mà với việc bảo vệ thương hiệu với lý do “không đủ khả năng và kinh phí để ngăn chặn”…

Ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết, thực tế còn nhiều địa phương vẫn dung túng cho nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái. Một bộ phận người dân xã La Phù làm giả từ quần áo, giày dép, chăn màn đến bánh kẹo, thực phẩm…; hay tại Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) người ta sản xuất đủ loại hàng giả từ mỳ chính, xà phòng, mỳ tôm, nước ngọt, rượu... Chính quyền các địa phương này vin vào lý do người dân sản xuất theo nghề truyền thống của làng nghề nên không cấm được. Cũng theo ông Trần Hùng, chính những địa phương này đã bỏ qua trách nhiệm của mình với xã hội, thờ ơ với công tác đấu tranh chống gian lận thương mại… Vì thế, cần có chế tài cụ thể, nghiêm khắc để áp dụng cho người dân và chính quyền tại các địa phương này.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Đại diện một số DN cho rằng, nguyên nhân chính của nạn hàng giả, hàng nhái vẫn lộng hành là việc phát hiện và xử lý của cơ quan chức năng chưa đến nơi đến chốn, chế tài xử lý lại quá nhẹ. Ví dụ, có những vụ gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm lên tới vài tỷ đồng nhưng kẻ chủ mưu sản xuất hàng giả, hàng nhái cũng chỉ bị phạt nhiều nhất lên vài chục triệu đồng.

Thực tế cho thấy, lực lượng QLTT mới làm tốt ở các thành phố lớn, còn lực lượng QLTT ở các huyện, ở vùng miền núi, nông thôn hầu như vẫn bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, thông tin giữa nhà sản xuất và các cơ quan chức năng còn rất hạn chế, việc phát huy vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, tắc trách…

Nhiều DN vì quá xót xa cho công sức gây dựng thương hiệu nên đã tự “vào cuộc” để bảo vệ thương hiệu của mình, nhiều DN “rào chắn” mãi không được thì chấp nhận sống chung với hàng giả, hàng nhái. Ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Thanh Nga cho biết, công ty đã phối hợp với các lực lượng QLTT, thanh tra các tỉnh phát hiện cả trăm cơ sở sản xuất Aihao giả, nhưng cứ dập chỗ này, chỗ khác lại mọc lên, thiệt hại đến 80% doanh thu, cuối cùng không đủ sức theo, đành chấp nhận sống chung với nạn hàng giả, bằng cách cứ 2 tháng thay đổi mẫu mã một lần, tốn kém vô cùng. Hay như công ty Việt Tiến mỗi năm chấp nhận bỏ ra 500 tỷ đồng, thiết lập 3 đường dây nóng ở 3 miền Bắc - Trung - Nam chỉ để tiếp nhận và xử lý sai phạm hàng nhái thương hiệu Việt Tiến…

“Lực lượng QLTT bị hạn chế bởi việc chỉ kiểm soát được hàng hóa đã lưu thông, còn khâu thông tin, tố cáo, làm cho “tới cùng” lại là của DN và các cơ quan chức năng khác. Rõ ràng, chúng ta không nên đổ lỗi, hay trông chờ vào một ban, ngành chức năng nào, mà cần sự vào cuộc quyết liệt, xử lý triệt để với chế tài đủ nặng của các cơ quan chức năng, phối hợp với tinh thần chiến đấu chống hàng giả, hàng nhái của cả DN và NTD…”, ông Trần Hùng nhận định.

Ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT: “Đành rằng luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở, chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ, chức năng thanh tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng còn rối và chưa đồng bộ. Nhưng chính nhận thức hạn chế của người dân về hàng giả, hàng nhái, thái độ thờ ơ, mặc nhiên chấp nhận tiêu thụ hàng rởm của NTD cũng tạo điều kiện để hàng giả, hàng nhái phát triển”.

Nguyễn Hạnh

Tin mới

Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu
Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ hàng trăm bình khí cười (N2O) và xe đạp điện, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu
Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện, bắt giữ lô hàng dân dụng các loại, trị giá 2 tỷ đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.

Bắc Giang có 22 đô thị vào năm 2030
Bắc Giang có 22 đô thị vào năm 2030

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. tỉnh Bắc Giang có 22 đô thị gồm: 1 đô thị loại I (TP Bắc Giang), 1 đô thị loại III (TP Việt Yên), 4 đô thị loại IV và 16 đô thị loại V.

Cảnh giác trước chiêu trò chiêu trò phát tán đơn tố cáo sai sự thật
Cảnh giác trước chiêu trò chiêu trò phát tán đơn tố cáo sai sự thật

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện đang phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, truy vết các đối tượng có hành vi tán phát thông tin quảng cáo hoạt động đánh bạc qua mạng, “đơn tố cáo” sai sự thật để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.

Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”
Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở GD&ĐT Bắc Ninh, hơn 17.000 học sinh lớp 12 và khoảng 500 hồ sơ của thí sinh tự do đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.