Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chị Pầng – Người níu giữ nghề dệt thổ cẩm Mường Lò

Từ bao đời nay, Thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân tộc Thái Mường Lò và được du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Đã có thời gian, dường như nghề dệt thổ cẩm đã bị mai một. Làm gì để  khôi phục, bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa riêng có giữ được nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mường Lò luôn là nỗi trăn trở của Chị  Điêu thị Pầng, giám đốc doanh nghiệp Pầng Loan kinh doanh hàng  thổ cẩm tại chợ Mường Lò.Thị xã Nghĩa Lộ.Tỉnh Yên Bái.

Tinh hoa trong nghề dệt thổ cẩm

Không gặp chị được  tại gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở chợ Mường Lò. Chúng tôi phải tìm đến Bản Pá Kết nơi chị đặt các khung dệt hợp đồng với các chị em phụ nữ dân tộc Thái may các sản phẩm dệt thổ cẩm. chị Pầng bảo, chị rất tin tưởng vào tay nghề dệt của chị em nhưng ngày nào chị cũng giành một thời gian nhất định để đến trò chuyện, trao đổi về mẫu mã, họa tiết hoa văn làm sao cách tân được mẫu mà phù hợp với thị hiếu của khách những vẫn giữ được đặc trưng truyền thống.

Chị Pầng cho biết, Mỗi vùng, thổ cẩm của người Thái Tây Bắc cũng khác nhau. Nếu như thổ cẩm của người Thái vùng Mường Lò (Văn Chấn-Yên Bái) có mầu thẫm hơn, sử dụng nhiều gam màu trầm như hướng tới sự suy tư trăn trở của chiều sâu tâm lý, thì thổ cẩm của người Thái Mộc Châu (Sơn La) lại tươi sáng, rực rỡ, bay bổng những ước mơ, khát vọng…

Người phụ nữ đã gần 50 tuổi này hàng ngày vẫn đi khắp các bản làng Mường Lò tìm gặp những nghệ nhân, người già có kinh nghiệm về thổ cẩm để tìm về những nét hoa văn cổ. Chị Pầng tâm sự,  Trong nghệ thuật trang trí của người Thái Tây Bắc rất phong phú và độc đáo, có tới trên ba mươi loại hoa văn, hoạ tiết, thể hiện sống động trên thổ cẩm, trang trí nhà cửa. Thổ cẩm của người Thái Tây Bắc thường sử dụng các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, tím… tạo ấn tượng mạnh. Hoạ tiết thường đối xứng với nhau, phản ánh quan niệm về sự hòa hợp trường tồn của cuộc sống, quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương, đất trời cùng vạn vật…Lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người Thái Tây Bắc không khác nào cảnh thiên nhiên thu nhỏ. Đó là những hình thoi như quả trám chạy viền, hoa ban cách điệu, con suối với thác ghềnh tung bọt trắng xoá đây đó những chùm hoa buông dài như xà tích, lá đơn, lá kép, búp cây, dây leo, cây guột… Ngay trong mỗi bông hoa, hoặc thế giới động vật cách điệu cũng có hoa đực, hoa cái, con trống, con mái. Âm dương hài hòa, ước mong sự sinh sôi phát triển, khát khao chung sống thuận theo qui luật của muôn đời được thể hiện vô cùng tinh tế và phải trải qua hàng vạn năm tiến hóa mới có được.

Gặp chị Pầng, Chúng tôi thấy ở chị đó là niềm tin khôi phục và bảo tồn những giá trị của tinh hoa thổ cẩm của người dân tộc Thái Mường Lò. Bởi chị Pầng biết ở mỗi người con gái Thái là một nghệ nhân tài hoa. Việc biết thêu thùa dệt vải được coi là tiêu chuẩn, là sự tất yếu cần phải có, “Nhinh hụ dệt phải, trái hụ san he”- Gái biết làm vải, trai biết đan chài. Mỗi khi các cô gái ngồi vào khung cửi, mỗi hoa văn họa tiết như có hồn, lung linh sống động: “ Úp bàn tay thành hình muôn sắc/ Ngửa bàn tay thành hoa muôn mầu” – “Khoẳm mư pên lai/ Hai mư pên bók”

Vừa giữ bản sắc văn hóa vừa làm được giàu

Tâm sự về việc kinh doanh thổ cẩm chị Điêu Thị Pầng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển kéo theo những hoạt động du lịch phát triển theo, do đó, những sản phẩm thổ cẩm của người Thái không chỉ gói gọn trong khuôn khổ của gia đình nữa mà đã trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng bởi sự bền, đẹp. Sản phẩm chủ yếu cơ sở chị làm ra để bán là khăn, chăn, gối và đệm. Năm 2003 chị  đã mở cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm. May mắn nhất là ngay từ đầu chị được gia đình ủng hộ, cũng được anh, em bạn bè giúp đỡ được được ít tiền thuê một ky ốt nhỏ ở chợ Mường Lò. Ban đầu cũng chỉ có 1-2 công nhân làm.

Để mở rộng kinh doanh chị Pầng đã tín chấp vay tiền Ngân hàng Chính xã hội thị xã và  đến các hộ gia đình trong thôn hợp đồng sản phẩm. gia đình nào chưa có khung dệt thì được anh cho vay vốn mua, nguyên liệu sản xuất thổ cẩm được anh mang đến tận nhà. mẫu mã mặt hàng được anh hướng dẫn dệt đúng cách. sản phẩm hoàn thành được chị mua lại với giá cao qua đó tạo việc làm ổn định cho trên 50 công nhân theo thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 1 triêu 500 ngàn đồng – 2 triệu đồng/người/tháng.Hiện nay tôi đã có 2 gian trưng bày hàng thổ cẩm tại chợ mường Lò với trị giá 3 tỷ đồng

Càng làm gia đình chị càng rút ra được nhiều kinh nghiệm cải tiến hoa văn trên vải thổ cẩm, chất liệu màu và mẫu mã các mặt hàng được yêu thích trên thị trường. Đến nay sản phẩm thổ cẩm của tôi có mặt nhiều thị trường trong khu vực như: Mù Căng Chải, Trạm Tấu và Tỉnh Thái Bình. …

Chị Pầng Tâm sự : Đến nay sau hơn 10 năm kinh doanh nghề dệt thổ cẩm, Giữ được nghề dệt chính là giữ được những nét văn hóa cổ truyền của người Thái, ý thức rõ điều đó nên chị cũng như nhiều nghệ nhân khác đang kiên trì tiếp lửa nghề dệt thổ cẩm cho các em với mong muốn lớp trẻ phải giữ được hồn cốt của dân tộc. Qua công tác tuyên truyền, vận động, hiện giờ nhiều bạn trẻ đã tích cực tham gia học dệt, thêu. Các em chính là những người đang nối dài hơn sức sống của một nghề truyền thống mang nét đặc trưng riêng của người Thái Mường Lò.

Khách Du lịch khi đến Mường Lò,Yên Bái- Lòng Chảo lớn thứ hai tây bắc sẽ bắt gặp khung cảnh cánh đồng rộng bao la, những bản làng thấp thoáng  sương chiều và những cô gái bên khung dệt Thổ cẩm với những sắc màu, những hoa văn, hoạ tiết được các cô gái Thái thổi hồn, “sấp đôi bàn tay đã thành hoa văn, ngửa đôi bàn tay đã thành hoa lá”, và nên một lần gặp chi Điêu thị Pầng để được cảm nhận sức sống “Thổ cẩm” trong đời sống văn hóa dân tộc Thái Mường Lò

Nguyễn Nhật Thanh

Tin mới

Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển
Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển

Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP

HĐQT CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG
CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG

Với mục đích đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG – sàn HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày
Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, ngày 8/5/2024 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 vụ cháy gồm một vụ cháy tại số 42 Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và một vụ cháy xe đầu kéo tại đường 5 cũ, gần trạm thu phí An Dương.

Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Ngày 8/5, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.