Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viết tiếp bài_ Đống Đa (Hà Nội): Dự án mương thoát nước chậm tiến độ gây ô nhiễm nặng

Liên quan đến việc Dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông

Bài 1: Đống Đa (Hà Nội): Dự án mương thoát nước chậm tiến độ gây ô nhiễm nặng

Bài 2:

Lỗi do giải phóng mặt bằng “ì ạch”(!?)

Liên quan đến việc Dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông Lừ (do Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư) chậm tiến độ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh. Mới đây đại diện BQL Dự án Thoát Nước Hà Nội cho biết: Nguyên nhân dấn đến sự việc này là do việc chậm tiến độ dự án là do dự án, khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Việc tập kết vật liệu xây dựng bừa bãi, xả thải xuống lòng kênh đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Như Thương hiệu & Công luận đã phản ánh: Dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông Lừ (do Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư) dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Trên thực tế, đường chưa thấy, chỉ thấy ngổn ngang gạch đá, phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt… do các đơn vị thi công tập kết đầy đường gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường trầm trọng, khiến người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Ông Hoàng Văn Khoa (phường Kim Liên – Đống Đa) bức xúc cho biết: “Kể từ khi triển khai dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông Lừ, tình hình sinh hoạt của người dân gặp vô vàn khó khăn. Trên công trường thi công ngổn ngang cát đá, bùn đất được chủ đầu từ dự án tập kết ngay trên mặt đường, nên gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng”.

Bà Nguyễn Thị Lành, một hộ dân sống dọc con kênh Lừ, nơi có công trình cải tạo đi qua chia sẻ: “Gia đình tôi sống ngay ngoài mặt đường, nên việc sinh hoạt của gia đình khổ sở vô cùng. Vào những hôm trời nắng phải đóng kín cửa vì không thể chịu nổi bụi và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ nước thải dưới lòng kênh…”.

Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường từ đầu cầu Trung Tự đến cầu Đông Tác thuộc địa bàn phường Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), vật liệu xây dựng như: Cát, đá, gạch… được tập kết ngổn ngang ở dọc hai bờ song. Có nhiều lều, lán làm nơi tập kết xi măng, sắt thép và các nguyên vật liệu xây dựng  mọc lên. Rác thải xây dựng từ công trình cải tạo nhà ở và đất đá trong quá trình thi công dự án được chủ đầu tư án vứt thẳng ra lòng đường, lòng kênh. Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt của người dân nơi đây, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Sơn, Phó chủ tịch UBND phường Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) thừa nhận: “Đường đang trong giai đoạn thi công, nhà dân đang trong quá trình phá dỡ và xây dựng, sơn sửa lại nên tình trạng tập kết vật liệu xây dựng và rác thải xây dựng cạnh đó là dĩ nhiên. Hơn nữa những rác thải xây dựng mà công trình cải tạo kênh và làm hệ thống thoát nước còn tồn đọng lại thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm vệ sinh dọn dẹp”.


Ông Nguyễn Mạnh Hùng PGĐ BQL Dự án Thoát Nước Hà Nội

Liên quan đến vụ việc trên Ông Nguyễn Mạnh Hùng PGĐ BQL Dự án Thoát Nước Hà Nội cho biết: “Việc đơn vị thi công đào cống và đổ đất sang bên cạnh là có nhưng số lượng rất ít, không đáng kể và không ảnh hưởng gì đến việc đi lại của người dân hay ô nhiễm môi trường. Những khối phế thải khổng lồ ngổn ngang chạy dọc hai bờ kênh chủ yếu do các hộ dân cạnh đó sau khi phá dỡ (hoặc nhờ đơn vị thi công phá dỡ), do đường đất nhỏ hẹp, không thuận tiện trong việc di chuyển phế thải nên đổ luôn ra trước mặt.

Đại diện BQL DA cũng cho biết: “Về mặt nguyên tắc, theo Luật Xây dựng phải thực hiện GPMB xong xuôi sau đó mới đi vào thi công. Tuy nhiên, nếu làm thế, tiến độ của dự án bị phụ thuộc nhiều vào công tác GPMB. Trên thực tế dự án này, nếu chờ GPMB xong xuôi mới đi vào thi công thì không biết đến bao giờ. Do vậy, để đảm bảo tiến độ của dự án, chúng tôi vẫn vừa thi công, vừa thúc giục công tác GPMB”.

“Do khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, các hộ dân bàn giao theo tiến độ là chậm. Nhiều đoạn bàn giao quá ngắn, không đủ cho máy móc vào thi công, không vận hành được thiết bị nên không thi công được. Một số vị trí vướng nhà đầu nhà cuối chặn thì xe, máy móc không vào được. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, các hộ dân cắt xén, phá dỡ để sửa chữa, bàn giao theo chỉ giới, người ta đổ trực tiếp vật liệu ra ngay trước mặt.

Việc thi công dự án phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng. Về phía BQL Dự án cũng đã nhiều lần thúc giục bên GPMB. Hầu hết các quận đều cam kết cơ bản giải phóng xong trong quý 3 năm 2014. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án đã chậm tiến độ rồi, thế nhưng nhưng so với các năm trước thì tiến độ thế này đã là rất tích cực rồi. Về phía BQL chỉ mong sao việc giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất sớm để chúng tôi thi công đạt đúng tiến độ”  - Ông Hùng cho biết thêm.

Như vậy theo lời ông Hùng thì việc chậm tiến độ dự án nguyên nhân là do công tác GPMB còn nhiều bất cập. Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề phát sinh như tập kết phế thải, ách tắc đường dân sinh, ô nhiễm môi trường.

Việc thi công dự án khi công tác GPMB chưa hoàn tất có được báo cáo lên trên? Nguyên nhân vì sao khi dự án đang có một số hạng mục trong giai đoạn hoàn thành mà công tác GPMB vẫn còn dang dở? Xin gửi câu hỏi trên đến Ban Đền bù GPMB Quận Đống Đa.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Đức Thế - Duy Dũng

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.