Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

12 dự án thua lỗ thuộc Bộ Công thương: Không “nhắm mắt” bán đại hạ giá

Chưa rõ “số phận” của 12 dự án sẽ được định đoạt theo phương án nào. Tuy nhiên, theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vấn đề đó, cần có sự phân loại, đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường một cách khoa học, khách quan.

12 dự án thua lỗ thuộc Bộ Công thương: Không “nhắm mắt” bán đại hạ giá - Hình 1

PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Dư luận đang “nóng ruột” với việc xử lý 12 dự án, nhà máy nghìn tỷ thua lỗ thuộc ngành công thương. Như thế, chúng ta có nên bán “đổ đồng” để thu hồi vốn?

Không thể một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đã từng có một số học giả, thậm chí nhà quản lý nói nghe rất “ấn tượng” rằng, hãy để thị trường quyết định. Điều này đúng về mặt nguyên tắc, nhưng phải hiểu sẽ áp dụng theo cơ chế thị trường hoàn thiện hay thị trường thiên lệch?

Liệu có gì đảm bảo thị trường sẽ hoạt động đúng mong muốn trong việc xử lý DN thua lỗ, không làm cho tình hình xấu đi. Mà muốn bán chắc gì đã được mua, bởi đi kèm sau nó là lao động, công nợ… Đặc biệt, vấn đề đất đai có là tài sản của DN hay không, cho đến thời điểm này, vẫn chưa được làm rõ.

Nếu có nhà đầu tư nào đó chấp nhận “xuống tiền”, thì sự thực họ “nhòm ngó” cái gì ở những dự án này?

Nhiều DN đầu tư vào các dự án, không những lỗ “nặng”, mà còn nợ như “chúa chổm”, nhưng riêng “thửa đất” dự án “ngự” trên đó cũng đủ trả hết tất cả các món nợ. Nếu xử lý nợ nần của 12 dự án này mà không đi kèm theo đất thì DN chẳng còn cái gì ngoài nhà xưởng mục nát và “đính kèm” một đống nợ.

Trong khi “đối tác” muốn mua lại món nợ chủ yếu là nhắm đến đất của dự án đó, còn nhìn vào nhà xưởng cũ nát, số lượng cán bộ, công nhân viên lớn, tiền lương, bảo hiểm, trả lãi ngân hàng thì sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư… “xuống tiền”.

Tại một số nước Đông Âu, sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã có những luận điểm “một phần tài sản thế giới đang bị bán đại hạ giá”. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì không có tình trạng này, mà đã và đang tiếp cận theo liệu pháp từng bước. Vậy bản chất của liệu pháp “từng bước” này là gì?

Bản chất đằng sau xử lý các món nợ của DN tại Việt Nam là bán cho ai? Bán cái gì? Xử lý hệ quả đằng sau như thế nào? Việt Nam đang có một loạt giải pháp như giao, bán, khoán, cho thuê được lặp đi lặp lại, nhưng không xử lý được 3 vấn đề: lao động, nghĩa vụ trả nợ và đất đai. Nếu tách đất đai ra khỏi tài sản thì chẳng còn ý nghĩa, còn để vào thì lại là vấn đề “đại sự”, vì có thể bán cho nước ngoài được không?...

Một trong những ví dụ điển hình đó là việc xử lý Khách sạn Phú Gia và Khách sạn Tràng Tiền. Việc tiến hành CPH đã được thực hiện. Một số nhà đầu tư đã thu gom cổ phần. Tuy nhiên, vấn đề lao động và vấn đề đất đai đã không được xử lý rốt ráo và hiện nay, Khách sạn Tràng Tiền vẫn chưa có lời giải cuối cùng.

Tới đây, dự án “bết bát” có thể nhiều hơn con số 12, nhưng không thể có một giải pháp cho tất cả các DN. Càng không thể bán “đại hạ giá” tất cả. Không thể để mặc cho thị trường quyết định, vì dù có nghèo hay sắp phá sản thì vẫn có “hình hài” của một dự án hay nhà máy, không thể coi thị trường như một giải pháp toàn năng.

Để tháo gỡ cho 12 dự án này, theo Tiến sỹ cần xử lý bằng cách nào?

Có 3 hướng xử lý. Thứ nhất, hình thành các tổ chức hoặc các đơn vị xử lý DN thua lỗ. Thứ hai, phải lên phương án xử lý cho từng DN. Thứ ba, phải đặt người lao động, tài sản quốc gia vào vị trí trung tâm trong định hướng giải pháp.

Đi kèm theo đó là 3 giải pháp cơ bản. Giải pháp thứ nhất là CPH. Đây là giải pháp đối với những dự án còn có thể cứu vãn, còn với tất cả 12 dự án thì khó. Giải pháp này vừa hướng tới sự ổn định, vừa hướng tới bảo toàn vốn. Tuy nhiên, giải pháp này cần có sựu đồng thuận của tất cả các bên và phải có một đội ngũ lãnh đạo đủ tầm trong bối cảnh khó khăn.

Giải pháp thứ hai, giao, bán, khoán, cho thuê. Đây là giải pháp khả dĩ nhất. Tuy nhiên, khó khăn nhất ở 3 vấn đề: Nợ tồn đọng sẽ được xử lý thế nào; vấn đề người lao động sẽ được duy trì làm việc hay không; đất đai được xử lý như gói kèm theo hay là chỉ phần tài sản…

Giải pháp thứ ba, hợp nhất, giải thể, phá sản. Đây là giải pháp cứu cánh trong trường hợp có DN đứng ra đảm nhận. Tuy nhiên, hầu hết 12 dự án này đều lớn, khó có thể có DN nào đảm nhận được. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh, nhưng trong bối cảnh ngân hàng cũng đang cải tổ mạnh, tái cơ cấu toàn diện thì cũng không đơn giản.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Việt Anh (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.