Khi đó, mặt trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện với mặt trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng mặt trời về phía trái đất. Quan sát từ trái đất, mặt trăng sẽ to hơn và sáng hơn so với những lần trăng tròn khác, nên gọi là siêu Trăng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, đây sẽ là đêm trăng Rằm tháng Giêng sáng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

22h53’ đêm nay, người dân sẽ được chiêm ngưỡng ‘siêu Trăng’ sáng nhất - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Vào thời điểm xảy ra siêu Trăng, lực thủy triều tác động bởi siêu Trăng tại điểm cận địa lên các đại dương sẽ mạnh hơn một chút so với dịp Trăng tròn hay Trăng mới bình thường, nhưng vì trọng lực tương đối yếu, cho nên chỉ khiến thủy triều dâng thêm từ 2 đến 5 cm.

Đây là lần thứ 2 trong 3 lần xảy ra siêu trăng của năm 2019, lần đầu diễn ra vào ngày 21/1, lần siêu Trăng thứ 3 sẽ là đêm 19/5. Đặc biệt, lần siêu trăng sắp tới sẽ xảy ra vào đúng Rằm tháng Giêng tại Việt Nam, được cho là lần dài nhất và rõ nhất trong năm.

Để có thể theo dõi được hiện tượng thiên văn kỳ thú này, chúng ta cần chọn địa điểm thoáng đãng, ít mây, ít ánh đèn, không mưa để ngắm nhìn. Một số điều cần lưu ý cụ thể như sau:

- Chọn chỗ tối, tránh ánh sáng nhân tạo, ánh sáng trắng trong khoảng 20 phút để mắt có thể hoàn toàn thích nghi và chiêm ngưỡng được toàn cảnh hiện tượng.

- Chọn một nơi trên bờ biển để có cơ hội ngắm siêu Trăng đi lên từ phía đường chân trời.

- Giống như ở biển, việc ngắm Trăng dần lên sau rặng núi cũng là một ý tưởng hay. Hoặc đơn giản, bạn có thể chọn nơi có biểu tượng kiến trúc đẹp với một góc chụp siêu Trăng của riêng mình.

Trước đây, người dân toàn thế giới từng ấn tượng với siêu Trăng tuyết hồi tháng 2/2017. Khi đó, trăng tuyết xuất hiện cũng lúc với nguyệt thực và sao chổi tạo nên một đêm trăng đáng nhớ với nhiều người yêu thiên văn.

Hằng Vương (t/h)