Lào Cai hiện là địa phương có nhiều người chết và mất tích với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích) gồm: Bảo Yên 110, Sa Pa 09, Bát Xát 17, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 34, Văn Bàn 02.
Cao Bằng có 52 người chết và mất tích (43 người chết, 09 người mất tích).
Yên Bái: 50 người (48 người chết, 02 người mất tích), gồm: TP Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 9, Văn Chấn 2, Trấn Yên 4.
Quảng Ninh: 15 người chết.
Hải Phòng: 2 người chết do bão.
Hải Dương: 1 người chết do bão.
Hà Nội: 1 người chết do bão.
Hòa Bình: 7 người chết do sạt lở đất.
Lạng Sơn: 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.
Bắc Giang: 2 người chết do lũ cuốn.
Tuyên Quang: 5 người chết do lũ.
Hà Giang: 2 người (1 người chết; 1 người mất tích).
Lai Châu: 1 người chết do sạt lở đất.
Vĩnh phúc: 2 người chết do lũ.
Phú Thọ: 11 người (1 người chết do sạt lở đất; 1 người chết do lũ; 8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người mất tích do lũ).
Sơn La: 1 người mất tích do lũ cuốn.
Thái Nguyên: 2 người chết do lũ.
Số người bị thương: 823 người, trong đó: Quảng Ninh 536, Hải Phòng 49, Hải Dương 5, Hà Nội 23, Bắc Giang 7, Bắc Ninh 52, Hà Giang 1, Lạng Sơn 10, Lào Cai 76, Yên Bái 30, Cao Bằng 17, Phú Thọ 7, Bắc Kạn 3, Hoà Bình 3, Vĩnh Phúc 2, Thanh Hoá 2.
Sơ tán tổng 74.536 hộ/130.246 người di dời (Tuyên Quang 4.957; Hà Giang 82, Điện Biên 3, Sơn La 165, Bắc Kạn 232, Phú Thọ 5.785, Thái Nguyên 25.821, Lào Cai 7.792, Hoà Bình 1.765, Thanh Hoá 10, Bắc Ninh 655, Bắc Giang 13.022, Hà Nam 1.757, Hải Dương 824, Hưng Yên 114, Hà Nội 716, Thái Bình 1.577, Nam Định 1.738, Hải Phòng 5, Ninh Bình 7.516).
Nhà hư hỏng: 136.705 nhà (tăng 6.437 nhà). Trong đó: Quảng Ninh 70.629, Hải Phòng 40.005, Bắc Ninh 3.472, Lạng Sơn 2.990, Bắc Giang 3.289, Yên Bái 1.378,...; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.
Nhà bị ngập: 67.653 nhà (tăng 9.796 nhà). Trong đó: Hà Giang 664, Lào Cai 3.017, Yên Bái 21.451, Sơn La 296, Tuyên Quang 18.698, Lạng Sơn 6.945, Thái Nguyên 5.000, Bắc Kạn 217, Quảng Ninh 6, Hà Nội 6.521, Nam Định 959, Ninh Bình 3.674, Thanh Hoá 205).
Về thiệt hại nông nghiệp, mưa lũ làm cho 202.094 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; trong số đó, Nam Định bị ngập úng, thiệt hại 33.268 ha, Hà Nội 27.318 ha, Hải Phòng 23.870 ha, Hải Dương 20.467 ha, Bắc Giang 18.779ha, Hà Nam 7.928 ha…
Cùng đó, mưa bão làm cho 39.298 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, tập trung tại Hòa Bình 6.728 ha, Hải Phòng 5.116 ha, Hải Dương 3.159 ha, Bắc Giang 1.981 ha, Phú Thọ 1.631 ha, Lạng Sơn 1.849 ha...
Ngoài ra, có 22.288 ha cây ăn quả bị hư hại, tập trung tại Bắc Giang 6.669 ha, Hà Nội 3.924 ha, Hải Dương 3.163 ha; Hưng Yên 2.953 ha, Hải Phòng 2.043 ha, Thái Bình 1.385 ha…
Về nuôi trồng thủy sản, mưa lũ đã cuốn trôi, hư hỏng 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản. Về chăn nuôi đã có 4.594 con gia súc, 1,787 triệu con gia cầm bị chết.
Tính đến 21h ngày 12/9, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3, đặc biệt trên sông Thao thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 trên 1 m. Hệ thống đê đã phát sinh nhiều sự cố như đùn sủi, thẩm lậu, sạt lở đê, sự cố rò rỉ nước qua cánh van cống, tràn một số tuyến đê cấp IV, cấp V, đê bao, đê bối,... Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác, phát hiện và xử lý ngay giờ đầu nên đến nay các tuyến đê sông từ cấp III trở lên vẫn đảm bảo an toàn chống lũ.
Theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã xảy ra 133 sự cố đê điều trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam,Ninh Bình và Nam Định.
Cụ thể, có 61 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên, trong đó có 17 sự cố sạt lở đê, 7 sự cố đùn sủi, 8 sự cố lỗ rò thân đê, 9 sự cố thẩm lậu và 1 sự cố sạt lở kè.
Đồng thời, có 72 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III; trong đó có 1 sự cố vỡ đê, 38 sự cố tràn đê, 6 sự cố sạt lở đê, 23 sự cố cống qua đê , 1 sự cố lỗ rò thân đê và 3 sự cố đùn sủi.
Thiên Trường