Nắm chắc luật giao thông, thuộc biển báo:
Học và hiểu rõ các quy tắc giao thông quan trọng khi tham gia thực tế, như nhường đường, dừng đỗ, vạch kẻ đường...
Học thuộc ý nghĩa các biển báo thường gặp, đặc biệt ở các giao lộ phức tạp, để tránh đi sai luật, gây cản trở và tự đặt mình vào tình huống khó khăn.

Làm quen xe:
Chỉnh ghế lái, vô lăng, gương chiếu hậu để có tư thế lái thoải mái, dễ thao tác và tầm quan sát tốt nhất.
Thuộc vị trí và cách sử dụng các cần gạt, nút bấm thường dùng như gạt nước, xi-nhan, còi, đèn pha/cốt... để không bị lúng túng khi cần.
Đảm bảo sự tập trung:
Loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây xao nhãng khi lái xe, như buồn ngủ, nói chuyện, nghe điện thoại, ăn uống, xử lý trẻ nhỏ hoặc thú cưng.
Tập trung cao độ là yếu tố sống còn, đặc biệt khi kỹ năng lái chưa thành thục và kinh nghiệm xử lý tình huống còn hạn chế.
Tập luyện thành thục kỹ năng lùi xe, quay đầu xe:
Đây là hai kỹ năng dễ khiến người mới lái bị cuống nhất trong điều kiện giao thông thực tế, đặc biệt ở phố hẹp và đông.
Luyện tập nhuần nhuyễn để có thể tiến, lùi nhịp nhàng, tự tin ghép xe vào chỗ đỗ mà không loay hoay.
Không vội lái xe trên đường cao tốc:
Trái với suy nghĩ của nhiều người, đường cao tốc với tốc độ cao và nhiều xe lớn có thể gây ngợp và luống cuống cho người mới lái.
Nên bắt đầu với các tuyến đường đô thị vắng, sau đó tăng dần độ khó lên đường hẹp, ngõ nhỏ, giờ cao điểm và cuối cùng là đường cao tốc khi đã có đủ tự tin và kỹ năng.
Tâm An(t/h)