Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank tiếp tay cho buôn lậu?

Điện thoại, điện máy, sữa, vải vóc, quần áo, máy tính… từ Trung Quốc đã được mua bán rồi nhập lậu về Việt Nam bằng cách nào - là câu hỏi

Điện thoại, điện máy, sữa, vải vóc, quần áo, máy tính… từ Trung Quốc đã được mua bán rồi nhập lậu về Việt Nam bằng cách nào - là câu hỏi không ít người đã tìm cách trả lời.

Ngăn chặn buôn lậu có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất, nếu chặn được nguồn cung ngoại tệ dùng để buôn lậu. Đó là kết luận mà một cơ quan chức năng của Việt Nam đã tìm hiểu được. Nhưng cơ quan này lại không… công bố!

Sự cộng sinh…

Không quá khó để tìm hàng lậu tại mỗi địa phương, càng dễ hơn nếu tìm những chuyến xe bị chỉ đích danh là xe buôn lậu. Nhưng để chứng minh đó là hàng lậu, xe chở hàng lậu, thì lại rất khó, vì phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu bắt quả tang và gian dối hóa đơn, chứng từ.

Theo một tài xế lâu năm, mỗi địa phương đều có một đội xe riêng, dưới hình thức xe khách hoặc xe chở hàng, nhưng có thêm nhiệm vụ là chở hàng lậu từ biên giới về? Nhưng ngăn chặn hàng lậu, buôn lậu kiểu này thường không hiệu quả. Vì là bắt giữ, ngăn chặn tại phần ngọn, khi hàng lậu đã nhập lậu “thành công”. Một cán bộ quản lý thị trường cho biết, thực tế có rất ít cách ngăn chặn được hàng lậu từ tận gốc. Cụ thể hơn là ít có cách để ngăn chặn hoạt động buôn lậu ngay từ khâu giao dịch.

Dù là hàng lậu hay hàng có đủ thủ tục nhập khẩu, thì đều phải thực hiện quy trình cơ bản của kinh doanh: trả tiền và nhận hàng. Với hàng lậu, việc thực hiện có sự phức tạp hơn. Hơn 10 năm trước, các đối tượng buôn bán phải vác hàng bao tải tiền qua biên giới để nhập hàng. Nhưng nay, công việc ấy lại… đơn giản hơn nhiều.

H – một chủ cửa hàng vải ở Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, giờ chỉ cần gọi điện đặt hàng cho chủ hàng bên Trung Quốc hoặc tại Móng Cái, Lạng Sơn. Sau đó, ra cửa hàng vàng hoặc ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản theo chỉ định của người bán là có thể yên tâm chờ hàng về đến kho. “Ngân hàng và cửa hàng vàng là hệ thống an toàn nhất để buôn bán, vì chuyển tiền qua đây giúp không cần cầm quá nhiều tiền theo người, rất nguy hiểm khi trên đường”, H giải thích.

Tuy nhiên, chuyển tiền qua ngân hàng bắt buộc phải khai báo tung tích, nguồn gốc và số lượng hàng nhập khẩu. Mặt khác, dân buôn Trung Quốc cũng không chấp nhận cho thanh toán bằng tiền Việt Nam, mà chỉ chấp nhận thanh toán bằng USD hoặc Nhân dân tệ. Vì thế, dù sử dụng ngân hàng để chuyển tiền, thì dân buôn lậu vẫn cần phải có một hệ thống khác cung cấp nguồn ngoại tệ quy đổi. Hệ thống này thực sự là “bí mật” với dân ngoại đạo, nhưng hoạt động cực kỳ hiệu quả khi phối hợp với ngân hàng khu vực biên giới. Và nếu giám sát được sự luân chuyển của dòng tiền này, thì sẽ chặn được nguồn tiền cung cấp cho dân buôn lậu. Tức là, ngăn chặn được nạn buôn lậu ngay từ gốc rễ tiền bạc của nó – một cán bộ quản lý thị trường đã nói thế. Nhưng là nói để giải thích cho sự quá tải đến bất lực của cơ quan này trong ngăn chặn nạn buôn lậu khu vực biên giới. Đó là một điều kỳ cục đến khó tin.

… Và tiếp tay

Cuối tháng 6/2014, Cục Quản lý thị trường gửi một báo cáo đến các cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước… kết quả thẩm tra xác minh 29 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hoạt động kinh doanh ngoại hối, kiều hối tại tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, Cục Quản lý thị trường luôn từ chối, không cung cấp văn bản này cho các cơ quan báo chí. Lý do từ chối cung cấp không phải vì văn bản thuộc diện tài liệu mật theo quy định của Nhà nước, mà là vì những nội dung nhạy cảm, động chạm đến quyền lợi, danh tiếng của không ít cơ quan, cá nhân được nêu tên trong đó.

Trước khi soạn thảo văn bản này, Cục Quản lý thị trường đã thành lập một tổ chuyên trách tìm hiểu vấn đề trên. Và kết quả điều tra của tổ này đó là liệt kê được danh sách các cá nhân, ngân hàng tại Lào Cai và cách làm của các cá nhân, ngân hàng đó trong thực hiện “nghiệp vụ” chuyển tiền Việt thành ngoại tệ và ngược lại để “phục vụ” hoạt động buôn lậu qua biên giới. Qua đó, tổ “đặc nhiệm” của Cục Quản lý thị trường đã liệt kê danh sách 29 cá nhân có giao dịch ngoại tệ số lượng rất lớn, lên tới gần 29.300 tỷ đồng, chỉ trong 2 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2014), với Chi nhánh AgriBank Lào Cai. Đó là một số liệu gây sốc, nếu biết rằng ngay gói cứu trợ cho cả thị trường bất động sản được Chính phủ phê duyệt cũng chỉ là 30.000 tỷ đồng.

Trong số 29 cá nhân này, có 20 người hoạt động kinh doanh ngoại hối, kiều hối “chuyên nghiệp”, nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, có 9 người trong đó kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp… Điều lạ là, các cá nhân này mở tài khoản tại AgriBank Lào Cai, thực hiện giao dịch gửi, rút tiền, ngoại tệ với số lượng rất lớn nhưng lại không cần giải thích về nguồn gốc tiền, lý do giao dịch…

Dư luận băn khoăn, do hoạt động của các tài khoản này đã nhiều năm nên không thể nói các cán bộ ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ của AgriBank không biết về việc sử dụng tiền của các cá nhân chủ tài khoản? Nhưng sự im lặng của hệ thống AgriBank lại cho thấy, ngân hàng đã chấp nhận thực tế ấy, để đổi lại doanh số qua lại rất lớn từ nguồn tiền giao dịch từ tài khoản của các cá nhân này.

Thậm chí, khi Thương hiệu & Công luận gửi công văn liên hệ trực tiếp để được nghe quan điểm chính thức từ AgriBank về thực tế kinh doanh ngoại tệ tại AgriBank Lào Cai, thì lãnh đạo ngân hàng này lại từ chối trả lời và hơn 1 tháng sau, họ gửi công văn về Tòa soạn, khẳng định: Agribank - Chi nhánh Lào Cai vẫn đang hoạt động mua bán ngoại tệ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Sự việc đã được cơ quan chức năng điều tra làm rõ và xử lý, thậm chí trong báo cáo của Cục Quản lý thị trường có đề nghị phải phối hợp với các cơ quan báo chí nhằm đưa tin công khai về những thủ đoạn của hoạt động buôn lậu ngoại tệ. Vậy mà, trên cương vị một lãnh đạo, ông Phạm Tiến Trình, Giám đốc Agribank - Chi nhánh Lào Cai vẫn vô tư… “không biết” hay cố tình lấp liếm? Thực tế, nếu các nghiệp vụ ngoại tệ của AgriBank là đúng, thì liệu AgriBank có cần im lặng khi 2 lần Thương hiệu & Công luận gửi công văn, nhưng vẫn không hồi âm và đẩy sự việc sang Ngân hàng Nhà nước để có thể… né trả lời báo chí?

Điều nhìn thấy rõ, với sự im lặng đó của AgriBank, nguồn tiền buôn lậu đã được bảo vệ, để “thoải mái” phá hoại thị trường trong nước, gây thất thu các loại thuế, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp, kinh doanh ngoại hối… Thông tin thu thập chỉ riêng tại Lào Cai đã là rất lớn. Vậy thì tại các tỉnh có cửa khẩu biên giới, hệ thống ngân hàng quốc gia đã dính líu đến đâu với hoạt động buôn lậu, thông qua nghiệp vụ về ngoại tệ? Đó là câu hỏi lớn đang cần được trả lời

Thanh Hoa

Tin mới

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Gặp mặt, tri ân chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).