Ngày 15/3, Thẩm phán quận Vince Chhabria ở San Francisco ra phán quyết 3 nguyên đơn đã đưa ra đầy đủ yêu cầu bồi thường về sự sơ suất và trách nhiệm pháp lý của Apple đối với thiết bị theo dõi.

Đây là một phần trong vụ kiện tập thể 37 người chống lại Apple từ năm 2022. Lauren Hughes, một nạn nhân tham gia vụ kiện, cho biết bạn trai cũ đã gắn một chiếc AirTag bên trong bánh xe hơi để tìm vị trí, khách sạn và nhà mới của cô.

Sở hữu ưu điểm lớn với khả năng định vị chính xác, nhưng AirTag cũng không ít lần nhận chỉ trích vì bị kẻ xấu sử dụng để theo dõi, thu thập vị trí của người khác. Ảnh: Apple.
Sở hữu ưu điểm lớn với khả năng định vị chính xác, nhưng AirTag cũng không ít lần nhận chỉ trích vì bị kẻ xấu sử dụng để theo dõi, thu thập vị trí của người khác (Ảnh: Apple)

AirTag là thiết bị nhỏ có khả năng theo dõi vị trí được Apple bán ra đầu năm 2021. Sở hữu ưu điểm lớn với khả năng định vị chính xác, nhưng AirTag cũng không ít lần nhận chỉ trích vì bị kẻ xấu sử dụng để theo dõi, thu thập vị trí của người khác.

Chính Apple cũng thừa nhận AirTag tích hợp một số tính năng bảo mật, tuy nhiên ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy thiết bị được sử dụng với mục đích xấu.

Trả lời sau phiên tòa, "Táo khuyết" lập luận hãng đã thiết kế AirTag với các biện pháp an toàn “hàng đầu trong ngành” và không phải chịu trách nhiệm khi sản phẩm bị sử dụng sai mục đích.

Tâm An (t/h)