Theo đó, các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh tại các xã, phường thị trấn. Nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, xã. Các huyện, thành phố bố trí kinh phí bổ sung cho công tác phòng, chống dịch.
Thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục về bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều hình thức. Phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục tổ chức lớp tập huấn về bệnh dịch tả lợn châu Phi cho cán bộ thú y cơ sở, trưởng thôn, các trang trại chăn nuôi lợn.
Rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Hàng tuần vào Chủ nhật thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Đối với các hộ chăn nuôi có lợn ốm, chết buộc phải chôn hủy; thực hiện việc thu gom các chất thải để chôn hủy hoặc đốt trước khi tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng lợn bệnh, tuyệt đối không thực hiện việc rửa chuồng để tránh lây lan dịch bệnh. Tần suất phun 1 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần, trong 2 - 3 tuần tiếp theo thực hiện 3 lần/tuần. Các địa bàn còn lại phun hóa chất 1 lần/tuần, rắc vôi bột 1 lần/tuần và rắc bổ sung sau mưa.
Các huyện, thành phố tăng cường sử dụng vôi bột để vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường diệt chuột để hạn chế sự phát tán và lây lan dịch bệnh.
Đồng thời tăng cường quản lý, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn. Chỉ đạo UBND cấp xã, thôn thành lập đội cơ động phòng, chống dịch, phun hóa chất để có thể phản ứng nhanh khi có dịch bệnh xảy ra nhằm kịp thời khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện việc thống kê chính xác đàn lợn đến từng hộ gia đình để có kế hoạch quản lý đàn lợn.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm lợn, đặc biệt là tại khu vực có dịch bệnh xảy ra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai công tác tiêm phòng vụ xuân - hè cho đàn vật nuôi đảm bảo theo quy định của pháp luật và theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn…
Như Lan