Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo

Sau khi nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), một số đại biểu cho rằng, việc mở rộng hình thức tố cáo bằng thư điện tử, mạng xã hội, điện thoại... sẽ dẫn đến tố cáo tràn lan. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định về bảo vệ người giải quyết tố cáo.

 

Sáng 24/5, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, qua thảo luận, kết quả lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước có 2 loại ý kiến về hình thức tố cáo.

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo - Hình 1

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định

Trong đó, ý kiến thứ nhất đề nghị đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại... Bởi vì, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước.

“Nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội tuy chưa được thừa nhận chính thức nhưng đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, không nên giới hạn hình thức thể hiện của đơn chỉ là văn bản giấy, hình thức thể hiện của tố cáo trực tiếp chỉ là gặp mặt trình bày bằng lời nói”, ông Định nhấn mạnh.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, vì cho rằng việc quy định thêm các hình thức tố cáo mới như tố cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, gây khó khăn, quá tải cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm đối với những người tố cáo sai sự thật. 

"Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý", Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật cho biết và đề nghị các đại biểu tiếp tục thảo luận, góp thêm ý kiến tại kỳ họp này.             

Phát biểu thảo luận tại hội trường sáng ngày 24/5, Đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đăk Nông) phân tích, về hình thức tố cáo, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội, email, bản fax…để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin hành vi vi phạm pháp luật là cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước  trong quá trình xem xét và việc xác minh trách nhiệm  của người tố cáo sai sự thật.

Bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo - Hình 2

Đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đắk Nông) phát biểu thảo luận

Có thể thấy rằng, việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể qua nhiều kênh thông tin  tố giác, tố cáo, phản ánh, kiến nghị …nhưng trong quan hệ trong quan hệ tố cáo và giải quyết tố cáo cần có các chủ thể là người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Nếu tố cáo được thực hiện qua thư điện tử, fax, điện thoại thì trong nhiều trường hợp khó xác định người tố cáo là ai, đồng thời tạo ra kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng quyết tố cáo để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác.

Hơn nữa, tố cáo cán bộ công chức, viên chức  trong việc thực hiện nhiệm vụ rất phức tạp, cần được tiếp nhận và thụ lý chặt chẽ. Việc mở mộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện  về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật  để xác minh kết luận đối với đơn tố cáo. “Trong bối cảnh hiện này, việc mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại là  khó khả thi. Do vậy tôi đề nghị không mở rộng hình thức tố cáo mà giữ nguyên quy định của luật tố cáo hiện hành” – Đại biểu Tín đề xuất.

Về bảo vệ người tố cáo, Đại biểu Tín cho rằng, quy định như trong Dự thảo luật có bước phát triển lớn so với các quy định trước, làm rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Đây là cơ sở pháp lý trong việc tạo niềm tin và sự bảo đảm để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình, góp phần vào việc đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng. 

Song, để nâng cao tính khả thi của các quy định này, cần bổ sung quy định xác định rõ thế nào là tính có căn cứ để yêu cầu bảo vệ và cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ? Khoản 3 Điều 48 Dự thảo tuy đã có quy định, song để hiểu như thế nào là có căn cứ có khá nhiều vấn đề. Bởi quy định này chưa định lượng ở mức độ nào, những biểu hiện, hành vi nào được coi là có căn cứ. Vì vậy, trên thưc tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống.

Một là, việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng sức, khỏe, gây thiệt hại về tài sản, danh dự của người tố cáo và người than thích của họ nhưng khi được yêu cầu người có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo vệ, gây tốn kém không cần thiết, tạo dư luận xã hội không tốt. Hai là, tình huống cần thiết cần bảo vệ nhưng có thể do chủ quan, quan điểm chưa đủ căn cứ nên người có thẩm quyền chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy định. "Tôi đề nghị rà soát, nghiên cứu bổ sung, làm rõ một số tình huống có thể được coi là căn cứ đồng thời có thể đưa ra đưa ra tiêu chí được coi là có căn cứ để triển khai thi hành luật đồng bộ, thống nhất, khả thi" - Đại biểu Tín nói.

Phát biểu tranh luận trước Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, Dự thảo luật đã có một chương về bảo vệ người tố cáo, song chưa có quy định nào bảo vệ người xử lý tố cáo. Người tố cáo được giữ bí mật, song người thực thi xử lý, vạch trần tố cáo lại không được giữ bí mật. Thực tế đã có trường hợp báo chí vạch trần người bị tố cáo thì bị tấn công, cho rằng vu khống người khác. Do đó, cần bổ sung quy định về vấn đề này.

Việc mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, nhất là tố cáo qua điện thoại là phức tạp, có thể gây quá tải cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Hiện Dự thảo Luật đang được thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất là bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại.

Hồng Lĩnh

 

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 2/5, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, tỉnh này đã đón khoảng 318.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu 365,7 tỷ đồng.

Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Bộ Tư lệnh Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong khi hầu hết người lao động được nghỉ dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 thì tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang vẫn có hàng nghìn công nhân làm việc, nhằm bảo đảm tiến độ sản xuất các đơn hàng.

Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo
Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo

Mặc dù "Nguyên tắc của OECD về AI" không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đã được 46 quốc gia ký kết. Điều này có tác động đến việc các nước xây dựng chính sách về AI của riêng mình.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIMES, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm.