Tập trung quảng bá sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh như: lúa, tôm, cua… đến với người tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Tập trung quảng bá sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh như: Lúa, tôm, cua… đến với người tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm

Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp của đề án là tập trung thực hiện hợp phần chuyển đổi số trong quản lý kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau; hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh;

Đẩy mạnh ứng dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán hóa đơn dịch vụ; tăng cường sử dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử trong hợp tác xã; tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số; hỗ trợ hợp tác xã tham gia sàn thương mại điện tử;

Phối hợp với Bưu điện tỉnh Cà Mau tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tài khoản, đăng thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, nhất là sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử https://buudien.vn/ để nâng cao giá trị sản phẩm tỉnh Cà Mau;

Đồng thời, tuyên truyền về nội dung, kết quả thực hiện Đề án và các hoạt động của Đề án trong quá trình triển khai thực hiện; tuyên truyền Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 ngày 20/6/2023 và các quy định của pháp luật có liên quan;

Định hướng các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh mở chuyên mục tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể;

Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nội dung có liên quan đến việc phát triển thương mại điện tử tỉnh; ý nghĩa, giá trị của sản phẩm OCOP; truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tham gia sàn thương mại điện tử tỉnh, nhất là các chủ thể OCOP;

Tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: lúa, tôm, cua… đến với người tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Qua đó, nhằm thống nhất trong chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh, xác định phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

Nâng cao nhận thức, chấp hành đúng, thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh; góp phần phát triển kinh tế số của tỉnh;

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý hợp tác xã và người dân về vai trò, lợi ích và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Thuận Yến (t/h)