Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần nâng mức phạt lên 100%

(TH&CL) Đó là ý kiến của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam khi bình luận về nội dung cho phép nộp phạt để cho tồn tại các công trình xây dựng không phép hoặc

(TH&CL) Đó là ý kiến của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam khi bình luận về nội dung cho phép nộp phạt để cho tồn tại các công trình xây dựng không phép hoặc sai phép được quy định chi tiết trong Thông tư 02 (hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 212 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng), vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

TS. Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng, việc chấp nhận cho nộp phạt để không phải tháo dỡ, cưỡng chế nếu được thực hiện phải được quy định một cách rõ ràng chứ không nên mập mờ như hiện nay.

“Không quản được thì thả”?

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên phạm vi cả nước diễn ra phổ biến, nhất là tại các đô thị lớn. Các công trình xây dựng sai phép, không phép, sai quy hoạch, thiết kế ở mức trầm trọng. Một trong những vấn nạn nhức nhối của bộ mặt Thủ đô hiện nay đó là nhà siêu mỏng, siêu méo.

Thế nhưng, Thông tư 02 do Bộ Xây dựng ban hành - đã gây xôn xao dư luận với nội dung những công trình xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế, sai quy hoạch sẽ chính thức được tồn tại hợp pháp nếu chủ đầu tư chịu đóng tiền phạt. Dư luận cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì phải kiên quyết xử lý vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra tràn lan thì với quy định này, cơ quan quản lý dường như chấp nhận “sống chung với lũ” và nguy hiểm hơn, nó “mở đường sống” cho những công trình đã vi phạm cũng như “tạo tiền đề” cho việc vi phạm mới.

“Để xảy ra hiện tượng xây dựng sai phép, không phép rồi sau đó phải tháo dỡ đã là câu chuyện không thể chấp nhận được trong công tác quản lý đô thị rồi, nay những công trình sai phép, không phép đó còn được phép hợp pháp hóa nữa thì không còn gì là kỷ cương phép nước nữa”, GS. Phan Văn Trường, giảng viên bộ môn Kinh tế quy hoạch vùng, Trường Đại học kiến trúc TP. HCM bình luận.

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, trong hoạt động xây dựng thì giấy phép xây dựng là văn bản rất quan trọng, thế nhưng bên cấp phép năng lực yếu kém, bên thi hành thực hiện cũng tùy tiện, còn quản  lý nhà nước thì buông lỏng. Ba yếu tố hội tụ lại với nhau dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra như hiện nay. Nếu phạt sau đó cho tồn tại như quy định trong Thông tư 02 thì giá trị pháp lý không còn nghiêm minh nữa.

Chỉ nên là trường hợp hãn hữu

Để đảm bảo tính nghiêm minh cũng như có tính cân đối giữa lợi ích và thiệt hại, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, phải có những điều kiện như thế nào mới cho tồn tại chứ không phải cứ sai, nộp phạt là được tồn tại và điều này phải được làm rõ ràng, cụ thể. “Tùy mức độ vi phạm mới được phép cho tồn tại hay không. Nhưng mức độ vi phạm như thế nào thì hiện đang lờ mờ và nếu như thế này thì tất cả sẽ được cho tồn tại, như thế sẽ tạo ra sự không minh bạch”, ông Liêm lo ngại. Cũng theo ông Liêm, nếu khắc phục mà không gây hậu quả gì lớn thì phải kiên quyết thực hiện, chứ không phải cái gì cũng cho tồn tại. Ví dụ như cắt ngọn nhà xây nâng tầng trái phép, điều này không ảnh hưởng gì. Còn nhà siêu mỏng, siêu méo thì không thể cho tồn tại được, vì nó làm xấu mỹ quan đô thị.

TS. Liêm nêu rõ, những trường hợp được cho tồn tại chỉ nên là hãn hữu, phải được nói rõ, đồng thời phải làm triệt tiêu hết lợi ích của sự vi phạm. Chẳng hạn đối với tòa nhà trong khu đô thị vi phạm xây lấn vào phần đất trồng cây xanh, trong trường hợp phải khắc phục hậu quả mà phải phá đi cả phần xây dựng, có nghĩa là phá đi cả tòa nhà thì nên xem xét phạt và cho tồn tại. Thế nhưng, ông Liêm không đồng tình với mức phạt do Thông tư đưa ra là từ 40 - 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép: “Theo tôi, phải phạt bằng 100% giá trị mà anh được lợi do anh phạm pháp mà có. Như thế mới làm cho người vi phạm không có ích lợi nào, chứ đằng này lại “cưa đôi”, nghĩa là tôi vi phạm rồi, tôi không được 100% lợi ích, nhưng tôi vẫn được một nửa. Như thế là vô lý”. Ông Liêm lý giải: Nộp phạt 100% kia là nộp phạt để khắc phục hậu quả và để “triệt tiêu cái phạm pháp ấy đi”. Có thể để cho tồn tại, nhưng lợi ích của anh phải vào Nhà nước.

An Hà

Tin mới

Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cho biết, trong ngày 27/4, dự kiến có gần 94.000 lượt khách, trong đó có 59.000 khách quốc nội, 35.000 khách quốc tế và 540 lượt chuyến bay (314 chuyến bay quốc nội, 226 chuyến bay quốc tế cất hạ cánh qua Sân bay Nội Bài, tăng khoảng 10,5% so với ngày trước đó. Đây dự kiến cũng là ngày cao điểm nhất trong đợt nghỉ lễ đối với chặng nội địa đi.

Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có
Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), lượng iPhone kích hoạt mới giảm xuống mức chưa từng có trên thị trường smartphone Mỹ trong 6 năm qua.

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.