Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến tranh mạng đe dọa hòa bình thế giới

“Chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biế

“Chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vì thế việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng”, Ông José Carlos Mahía, đoàn Uruguay, đồng báo cáo viên của Ủy ban thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế nhận định.

Tiếp tục các chương trình nghị sự trong khuôn khổ Đại hội Liên minh Nghị viện Thế giới IPU-132, sáng 29/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Uỷ ban thường trực về hoà bình và an ninh quốc tế thảo luận về dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới”.

Trong những năm qua, việc sử dụng Internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày càng lớn đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên không gian mạng. Ngày nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao.

Chính vì vậy, thuật ngữ “chiến tranh mạng” thường xuyên được các phương tiện truyền thông sử dụng để mô tả các tình huống khác nhau với nhiều hậu quả cho dù chúng không phải luôn luôn liên quan toàn bộ đến chiến tranh mạng.

Ông José Carlos Mahía, đoàn Uruguay, đồng báo cáo viên của Ủy ban thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế cho biết: “Chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vì thế việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng”.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là vai trò nghị viện có thể hoặc nên thực hiện, đặc biệt là bằng cách sử dụng quyền lập pháp và giám sát của mình để đảm bảo rằng các Chính phủ tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ hiện tại của mình hoặc tạo áp lực để khuyến khích họ đóng góp vào các hành động cụ thể khác.

Xuất phát từ thực tiễn, một số đại biểu cũng nêu thực tế trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các ứng dụng hiện hành của luật pháp quốc tế không phải là một giải pháp hoàn hảo. Do đó, luật an ninh quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi và cần có cách giải thích khác cho các quy định hiện hành nếu không áp dụng được hoàn toàn các quy tắc mới.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Wang Xiao Chu, đoàn Đại biểu Quốc hội Trung Quốc nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác với nhau để xây dựng một không gian mạng an toàn, ổn định và thịnh vượng vì hòa bình và an ninh thế giới.

“Chúng ta cần một không gian mạng phục vụ lợi ích cho tất cả các nước. Thứ hai là phải tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước. Sự phát triển của Internet không thay đổi quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế. Trong không gian mạng, tất cả các nước đều bình đẳng.

Thứ ba, quy định pháp luật cần phải giải quyết những vấn đề của không gian mạng và thứ tư là chia sẻ trong công tác quản trị Internet bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng của quản trị toàn cầu. Cộng đồng quốc tế cần xây dựng một hệ thống quản trị dân chủ, đa phương và minh bạch để xây dựng một không gian mạng cởi mở, hòa bình và hợp tác”, ông WANG Xiao Chu nói.

Cùng ngày, Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ IPU khai mạc trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132). Tại diễn đàn, nghị sĩ trẻ các nước đã chia sẻ ý kiến của mình với quan điểm của giới trẻ về hai dự thảo nghị quyết tại Đại hội đồng IPU 132 về chủ đề: Chiến tranh mạng - sự đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới và Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước.

Các đại biểu cho rằng, cần thiết phải có sự kết nối giữa Chính phủ các nước, người dân trên toàn thế giới để đối phó với những cuộc tấn công mạng đang là nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới, trong đó, vai trò của các nghị sĩ trẻ là rất quan trọng.

Dự thảo Nghị quyết do các báo cáo viên trình bày tại phiên thảo luận khẳng định: Trong dự thảo nghị quyết, các Báo cáo viên tôn trọng tên chủ đề đã được Ủy ban thường trực thông qua là “Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”.

Về vấn đề này, các báo cáo viên định nghĩa chiến tranh mạng là cuộc chiến tiến hành trong không gian mạng và chủ yếu gồm những hoạt động quân sự trong hệ thống mạng và máy tính để tấn công một kẻ thù. Họ lấy cảm hứng từ những phần trình bày của các chuyên gia và các nghị sĩ tại các cuộc thảo luận được tổ chức tại Đại hội đồng IPU-131 tại Geneva, tháng 10.2014 và thông qua các văn bản của các Nghị viện Thành viên IPU gửi đến trong những tuần sau đó.

Dự kiến, dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới” sẽ được thông qua Đại hội đồng IPU-132; góp phần cung cấp khả năng đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong tương lai gần.

Kiều Tuyết

Tin mới

Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động
Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, 4 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, làm chết 5 người, tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2023.

Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần
Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.

Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 01/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; UBND tỉnh Long An đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Thanh tra tỉnh Sơn La kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến tồn tại, hạn chế
Thanh tra tỉnh Sơn La kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến tồn tại, hạn chế

Theo Thanh tra tỉnh Sơn La, bên cạnh nhiều mặt tích cực, công tác giải quyết TTHC và cung cấp DVHCC tại Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La và các đơn vị trực thuộc cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế, khuyết điểm.

Gần 52 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024
Gần 52 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

Trong 4 tháng năm 2024, cả nước có 51.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 508 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 9,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.