Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến trường Quảng Trị 50 năm trước trong ký ức của học sinh trường cấp 3 Vĩnh Linh

Chiến tranh kết thúc, 181 học sinh trường cấp 3 Vĩnh Linh vào chiến trường năm 1972 thì 50 người mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ tuổi mười tám, đôi mươi.

50 năm trước, hàng vạn học sinh, sinh viên ở miền Bắc đang ngồi trên ghế nhà trường tạm xếp bút nghiên, viết đơn tình nguyện xin vào chiến trường tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Nhiều người viết đơn bằng máu, thậm chí khai thêm tuổi để được nhập ngũ.

Trong số đó, có một thế hệ học sinh ở huyện Vĩnh Linh đang sơ tán ra học tại tỉnh Nghệ An tình nguyện viết đơn xin vào chiến trường Quảng Trị. Nhiều người anh dũng hy sinh khi mới vào trận đầu ở tuổi mười tám, đôi mươi. Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/05/1972-01/05/2022).

Cựu chiến binh Dương Văn Châu, cựu học sinh lớp 10, Trường cấp 3 Vĩnh Linh năm 1972 luôn giữ lá đơn tình nguyện nhập ngũ của bạn bè năm xưa bên mình
Cựu chiến binh Dương Văn Châu, cựu học sinh lớp 10, Trường cấp 3 Vĩnh Linh năm 1972 luôn giữ lá đơn tình nguyện nhập ngũ của bạn bè năm xưa bên mình.

“Lúc đó, đi theo tiếng gọi của của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cứ thế viết đơn đi cho bằng được thôi. Nhiều bạn, bố mình đang ở trong chiến trường mà vẫn viết đơn xin đi bằng được. Lúc đó, muốn hăng hái vào chiến trường có biết chết là gì, không hề sợ,” cựu chiến binh Dương Văn Châu, cựu học sinh lớp 10, Trường cấp 3 Vĩnh Linh năm 1972, tâm sự.

50 năm đã trôi qua, ông Dương Văn Châu nhớ mãi tinh thần hăng hái khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ, tham gia vào chiến trường giải phóng tỉnh Quảng Trị dù mình đang là học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh. Vào chiến trường lúc 18 tuổi, nay ông Châu đã gần 70 tuổi vẫn luôn giữ bên mình gần chục lá đơn của những người bạn đã viết xin vào chiến trường năm 1972 như là kỷ vật thiêng liêng.

Trong lá đơn viết bằng máu xin gia nhập quân đội của Lê Văn Cương, 18 tuổi, học sinh lớp 9F Trường cấp 3 Vĩnh Linh có đoạn ghi: “Về gia đình tôi, ba tôi đi bộ đội từ lúc tôi chưa sinh. Nay ba tôi vẫn đang ở chiến trường B, mẹ ở lại quê làm ruộng. Còn anh em tôi không có, chỉ có một mình tôi duy nhất”. Còn đơn xin tòng quân diệt Mỹ của Ngô Quang Dũng, học sinh lớp 8, khi ấy mới 17 tuổi có đoạn viết: “Tôi rất thiết tha và rất mong muốn Ban Tuyển quân và Ban Giám hiệu Nhà trường xét và ưu tiên cho tôi tòng quân cứu nước. Tôi sẵn sàng hy sinh cho quê hương”.

Ngô Quang Dũng cũng là một trong những người trẻ nhất được gia nhập quân ngũ, rồi anh hy sinh ngay trận đầu vào chiến trường giải phóng Quảng Trị năm 1972. Cựu chiến binh Lê Đình Thắng, học sinh lớp 10I, Trường cấp 3 Vĩnh Linh ngày đó kể lại, ngày lên đường nhập ngũ, ông chỉ kịp chụp cái ảnh thẻ đen trắng mang theo bên mình, phòng khi hy sinh để có ảnh thờ sau này.

“Hồi đó, viết đơn tình nguyện bằng máu đi bộ đội chứ không có phân loại tuổi 18 đủ tuổi công dân. Viết đơn 100% Có những trường hợp trên đường hành quân vào Nam bị dính bom tọa độ và mất luôn ở đó.” - Cựu chiến binh Lê Đình Thắng nhớ lại. 

Đơn đăng ký nghĩa vụ quân sự của một cựu học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh năm 1972
Đơn đăng ký nghĩa vụ quân sự của một cựu học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh năm 1972.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đặc khu Vĩnh Linh là địa đầu của miền Bắc cũng là hậu phương trực tiếp của chiến trường Quảng Trị. Trường cấp 3 Vĩnh Linh được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận học sinh miền Nam tập kết, thực hiện công tác đào tạo “hạt giống đỏ” cho đất nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, học sinh có lệnh sơ tán ra huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An để học tập.

Ngày 15/04/1972, theo tiếng gọi của quê hương, hầu hết học sinh đang sơ tán tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đồng loạt viết đơn, tình nguyện trở về chiến đấu bảo vệ quê hương. Nhiều người viết đơn bằng máu của mình nhưng chỉ có 181 học sinh được chọn vào chiến trường.

 Cựu chiến binh Nguyễn Thế Hùng nhớ lại, ngày đó, cấp trên chỉ xem xét những người đủ tuổi, đủ sức khỏe, nhà đông anh em, còn lại gia đình có một ngươi con hoặc đã có bố mẹ, anh chị phục vụ ở chiến trường thì chưa được xét. Nhiều người đã khai gian thêm tuổi hoặc khai gia đình đông anh em, chưa có ai đi chiến trường để đươc cấp trên đồng ý.

“Thực ra, Trường cấp 3 Vĩnh Linh tại Tân Kỳ, Nghệ An có nhiều đợt tình nguyện đi bộ đội vào giải phóng miền Nam. Nhưng 15/04/1972 là một lực lượng đông nhất như là cuộc tổng động viên. Nói chung là không sợ chết, và xác định tinh thần là không sợ chết, nếu cần chết thì phải chết thôi”, cựu chiến binh Nguyễn Thế Hùng cho biết. 

Ông Nguyễn Thế Hùng, một trong 181 học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh được nhập ngũ vào giải phóng tỉnh Quảng Trị thắp hương cho đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong
Ông Nguyễn Thế Hùng, một trong 181 học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh được nhập ngũ vào giải phóng tỉnh Quảng Trị thắp hương cho đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong.

Đa số học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh tình nguyện vào chiến trường được đưa về Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 10 Đại đội 18 Thông tin Bộ đội địa phương trực tiếp đối mặt với các sắc lính thiện chiến của quân đội Sài Gòn. Ông Lê Văn Khiển, một trong số 181 học sinh của Trường cấp 3 Vĩnh Linh nhập ngũ năm 1972 được đưa về Tiểu đoàn 14 của Tỉnh đội Quảng Trị tham gia chiến đấu bảo vệ chốt thép Long Quang.

Đây là một mắt xích quan trọng nằm ở vị trí tiền tiêu bảo vệ vòng ngoài phía Đông Thành Cổ Quảng Trị. Sau này, ông tiếp tục chiến đấu, bảo vệ vùng giải phóng Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị. Thời điểm đó, ông Khiển nhiều lần thoát chết và chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh.

“Bị phục, bị mìn và đánh nhau chết trận nhiều lắm. Khi phục ở trong lòng địch thì khả năng đưa liệt sỹ ra khó lắm, thậm chí cả tổ hy sinh hết”, ông lê Văn Khiến nhớ lại. 

Chiến tranh kết thúc, 181 học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh vào chiến trường năm 1972 thì 50 người mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ tuổi mười tám, đôi mươi. Những người còn sống nay là những thương bệnh binh, nhiễm chất độc da cam, có người là sỹ quan trung, cao cấp trong Quân đội, Công an và nhiều người làm cán bộ chủ chốt trong các cơ quan đảng, chính quyền nhưng cũng có người về quê gắn bó với ruộng đồng. Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Linh dành những dòng trang trọng ghi lại chiến dịch sơ tán và những chiến công của học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh.

Tròn 50 năm, đúng ngày các học sinh năm xưa rời ghế nhà trường vào chiến trường Quảng Trị, những mái đầu đã bạc, chân yếu, mắt mờ trở về chiến trường xưa, hội ngộ bên nghĩa trang này viếng bạn bè, đồng đội, thắp nén hương bên mộ bạn, khóc thương đồng đội. Bên phần mộ bạn chiến đấu năm xưa, họ cùng hát vang bài ca đồng đội.

Nghĩa trang Liệt sỹ xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972. Trong số đó có những người là học sinh Trường cấp 3 Vĩnh Linh sơ tán ra Tân Kỳ, Nghệ An mãi mãi nằm lại nơi này.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.