Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống hàng giả hàng nhái: “Ba nhà” phải cùng vào cuộc

Thành lập với mục tiêu cung cấp

Thành lập với mục tiêu cung cấp các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái, cung cấp tem chống giả công nghệ cao, hỗ trợ DN bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng…, Vina CHG được biết đến như một DN có vai trò tiên phong trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Viết Hồng

Nhân ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam (29/11), phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc Vina CHG.

Ý tưởng và mục đích thành lập công ty chuyên chống hàng giả, hàng nhái (HGHN) là gì, thưa ông?

HGHN đang là vấn nạn gây thiệt hại cho nền kinh tế và đe dọa sự sống còn của nhiều DN, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Việc phòng chống HGHN không hề đơn giản, nhất là với các DNNVV, người tiêu dùng (NTD) do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về sản phẩm. Vina CHG ra đời với mục tiêu cung cấp các giải pháp chống HGHN, hỗ trợ DN và NTD, giúp các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng nhận diện hàng thật và phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra, xử lý hàng giả.

Ngoài việc cung cấp tem chống giả, Vina CHG đã chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, các tổ chức chống hàng giả… tổ chức các hội thảo với nhiều chủ đề về công tác đấu tranh chống hàng giả, thực thi luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu và quyền lợi NTD. Vina CHG cũng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các triển lãm, hội chợ nhằm giúp DN nhận diện hàng thật, hàng giả qua cổng thông tin của công ty, làm cầu nối giúp DN gặp gỡ và bày tỏ khó khăn, vướng mắc trong công tác chống hàng giả của mình với các cơ quan quản lý nhà nước, đưa các thông tin chính xác về các sản phẩm của mình đến NTD.

Có bao nhiêu DN trong nước hưởng ứng công tác đấu tranh chống HGHN?

Các DN Việt Nam đa phần vẫn không xem việc chống HGHN, bảo vệ thương hiệu là quan trọng, là trách nhiệm thuộc về DN, mà là công việc chỉ thuộc về các cơ quan chức năng. Bên cạnh sự thờ ơ và e dè với việc chống HGHN, không công bố sản phẩm bị làm giả vì sợ NTD quay lưng, các DN chưa có sự tin tưởng và hoài nghi về tính pháp lý của các giải pháp chống giả mà Vina CHG đưa ra.

Còn quá nhiều DN không mặn mà với công tác chống HGHN, chỉ có khoảng 40% DN quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của mình. Đa số DN chưa nắm rõ về các quy định, văn bản pháp luật có liên quan đến công tác chống giả, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và trong các điều luật của luật pháp Việt Nam. Rất ít DN thành lập bộ phận chuyên trách để bảo vệ và phát triển thương hiệu, thường không có kế hoạch chống giả song song với việc quảng bá tên tuổi, chỉ có tư tưởng “chống” chứ chưa biết “phòng”.

Theo ông, đâu là mấu chốt để giải quyết nạn HGHN? Khó khăn trong công tác đấu tranh chống HGHN là gì?

Theo tôi, chống HGHN, trước hết phải nâng cao mức phạt, khởi tố hình sự các đối tượng làm giả có tổ chức, có quy mô lớn gây thiệt hại cho DN làm ăn chân chính, gây thất thu thuế cho Nhà nước. Hiện nay, công tác chống HGHN phần lớn vẫn chỉ đặt nặng lên vai lực lượng QLTT, tuy nhiên sự phân quyền cho các cấp này còn rối và chưa đủ nặng, họ chưa thể chủ động trong công tác chống HGHN mà phải phối hợp và chờ sự quyết định của nhiều cơ quan chức năng khác. Bên cạnh đó, ý thức chống HGHN của các DN chưa cao và thói quen tiêu dùng dễ dãi của NTD cũng góp phần làm HGHN gia tăng. Để chống HGHN, cần sự vào cuộc của “ba nhà” (Nhà nước, DN và NTD) và xem công tác chống HGHN là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không phải của riêng ai. Có như vậy, vấn nạn HGHN mới có thể bị đẩy lùi.

Nếu Việt Nam gia nhập ASEAN+1 và WTO, hàng hóa các nước không phải đánh thuế sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam, có là cơ hội phát sinh HGHN?

Trong tương lai gần, Việt Nam gia nhập ASEAN+1 và WTO, các DN trong nước sẽ phải chịu sức ép về cạnh tranh hàng hóa, điều này vừa là thử thách, nhưng cũng vừa là cơ hội để các DN Việt giành lấy niềm tin của NTD. Để chiếm lại thị phần, các DN không còn cách nào khác là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng công tác bảo vệ thương hiệu và có thái độ kiên quyết chống HGHN. Tôi cho rằng, khi hàng hóa nước ngoài không bị đánh thuế tràn vào Việt Nam, người được hưởng lợi nhiều nhất là NTD. NTD được tiếp cận nhiều sản phẩm tốt (chứ không phải hàng giả, hàng kém chất lượng) với giá hợp lý. Gia nhập ASEAN+1 và WTO công tác chống HGHN không chỉ là gói gọn ở trong nước mà còn nhận được nhiều hợp tác và sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN HẠNH (Thực hiện)

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.