Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả

Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Đối tượng cầm đầu Trần Văn Sơn và số nước giặt, nước rửa bát giả.
Đối tượng cầm đầu Trần Văn Sơn và số nước giặt, nước rửa bát giả.

Theo đó, 10 bị can bị đề nghị truy tố về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” gồm: Trần Văn Sơn, sinh năm 1999; Trần Văn Tỉnh, sinh năm 1997; Trần Văn Thà, sinh năm 1975, đều ở xã Cán Khê, huyện Như Thanh; Lê Văn Sơn, sinh năm 1993; Nguyễn Quốc Dung, sinh năm 2001, đều ở xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn; Lê Sỹ Thái, sinh năm 1976, trú tại xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn; Lê Gia Xuân, sinh năm 2000; Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 2001, đều ở huyện Triệu Sơn; Phạm Thị Thu Hương, sinh năm 1991 ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh và Lê Bá Minh, sinh năm 1984 ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung.

Theo kết quả điều tra, xác minh, Trần Văn Sơn là đối tượng cầm đầu đường đây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan. Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng, Trần Văn Sơn đã rủ các đối tượng còn lại thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan để tung ra thị trường tiêu thụ.

Để sản xuất hàng giả, vào khoảng cuối tháng 2/2022, Trần Văn Sơn đã thuê nhà xưởng ở địa chỉ Lô số 5, khu công nghiệp Đình Hương, Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), sau đó đặt mua các loại máy móc, thiết bị như: bồn chứa, phi nhựa, máy bơm, mô tơ điện, thiết bị trộn... với mục đích sản xuất nước giặt giả nhãn hiệu “D-nee”, “Fineline”, “Hi Class”, nước rửa bát giả nhãn hiệu “Lipon”, nước tẩy nhãn hiệu “Okay”.

Thời gian đầu, Trần Văn Sơn cùng với anh họ của mình là Trần Văn Tỉnh, Nguyễn Văn Chiến và một số người khác do Sơn thuê để lắp ráp các loại máy móc, thiết bị hoàn chỉnh mô hình sản xuất. Đến khoảng tháng 4/2022, sau khi hoàn thiện mô hình sản xuất, Trần Văn Sơn bắt đầu đặt mua các loại hóa chất, hương liệu, các loại phụ gia, can, chai nhựa, tem, nhãn mác, thùng bìa cát tông... để thử nghiệm làm nước tẩy, nước giặt, nước rửa bát đĩa.

Sau khi thử nghiệm thành công, Sơn cùng đồng bọn tiến hành việc sản xuất các sản phẩm nước giặt, nước rửa bát giả các nhãn hiệu của Thái Lan để bán cho khách hàng.

Đến khoảng tháng 6/2022, Trần Văn Sơn rủ Lê Văn Sơn, sinh năm 1993, trú tại xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn cùng điều hành hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả tại nhà xưởng nêu trên. Để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, hai đối tượng này đã thuê nhiều người khác pha chế hóa chất, ghi sổ sách giấy tờ, dán tem nhãn, đóng thùng hàng, sang chiết hóa chất, vận chuyển hàng cho khách, vận chuyển nguyên vật liệu về xưởng để sản xuất hàng giả...

Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ tại xưởng sản xuất và các đại lý tiêu thụ của Trần Văn Sơn trên 10 nghìn can, chai nước giặt, nước rửa bát giả các loại; hơn 1 tấn tem, nhãn, vỏ; hơn 10 bộ máy đóng gói; gần 1 tấn hóa chất để sản xuất hàng giả.

Tại cơ quan Công an, 10 đối tượng nói trên đã thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan rồi bán ra thị trường với giá rẻ và thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE
Lào Cai có 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE

Tính đến hết quý I/2024, toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia với 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE; 201 doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá với 350 dòng sản phẩm tham gia.

Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao
Vì sao lượng thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục leo cao

Lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục leo cao, đạt mức 890.000 tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất nội địa trong tháng Tư. Thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71% với giá rẻ bất thường.

Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm
Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện nhiều sai phạm

Tính đến ngày 14/5/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn và tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings
Xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings

Vi phạm về công bố thông tin, Camimex và Đầu tư Apax Holdings bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt.

Bà Vũ Nam Hương từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A
Bà Vũ Nam Hương từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A

Sau từ nhiệm Giám đốc tài chính tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (mã VND – sàn HOSE), bà Vũ Nam Hương tiếp tục từ nhiệm thêm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã IPA - sàn HNX).

Phát hiện, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử
Phát hiện, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Từ đầu năm 2024 đến ngày 15/5/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Long An đã kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 500 triệu đồng.