Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cuộc chiến gian nan

Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái,

THCL Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tác động tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư.

 

Tiêu hủy hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

Ngày càng nhiều khó khăn

Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trong năm 2015, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 38.059 vụ, phát hiện 25.123 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT); xử phạt hành chính trên 68 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng. Trong đó có 485 vụ vi phạm hàng giả về chất lượng, công dụng, 1.632 vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, 650 vụ vi phạm về quyền SHTT, 20.809 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa... Phần lớn mặt hàng bị làm giả, làm nhái tập trung trong các nhóm hàng: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử- điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm…

Theo ông Nguyễn Trọng Tín - Phó Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương - những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, Cục QLTT đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng QLTT cả nước triển khai đồng bộ các giải pháp (tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường…), mang tới những hiệu ứng tích cực trên thị trường. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT ở một số nhóm hàng đã có dấu hiệu giảm như: Mỳ chính, mũ bảo hiểm…

Tuy nhiên, ông Tín cũng nhận định: “Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn”.

Hiện nay, các phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng tinh vi. Các đối tượng vi phạm có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện; đầu mối chuyên cung cấp các loại bao bì, tem, nhãn giả. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nguồn gốc xuất xứ và giao cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ... Đối tượng vi phạm cũng ngày càng đa dạng, trà trộn trong các khu dân cư, các làng nghề, vùng nông thôn... nên rất khó phát hiện.

Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, ít những vụ việc bị khởi tố hình sự. Một số văn bản quy phạm phát luật chưa thống nhất, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi. Ngoài ra, nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của QLTT phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT còn hạn chế. Lực lượng QLTT cả nước chỉ có 16 đội chuyên trách chống hàng giả và xâm phạm quyền SHTT, tập trung tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, còn lại là kiêm nhiệm. Mỗi đội QLTT quản lý địa bàn một huyện hoặc một số huyện với biên chế bình quân từ 5-7 người.

Quản lý thị trường giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả, hàng nhái

Quan trọng hơn cả là không ít những doanh nghiệp, chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng, chưa tích cực hợp tác với lực lượng chức năng. Ý thức cộng đồng về chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Tổng hợp mọi nguồn lực

Trước thực tế đó, ông Tín cho biết, lực lượng QLTT đã, đang và sẽ cùng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường các giải pháp giám sát, đánh giá thị trường, xây dựng phương án đấu tranh hiệu quả. Các chi cục QLTT địa phương tập trung nguồn lực, chủ động triển khai các chuyên đề trọng điểm, nổi cộm nhằm tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường (nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất); thường xuyên trao đổi thông tin giữa các đơn vị; tăng cường trách nhiệm quản lý địa bàn- lĩnh vực, phòng chống tiêu cực, lành mạnh hóa đội ngũ công chức thực thi.

Đồng thời, lực lượng QLTT cũng phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, báo chí, hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tự nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống phân phối hàng hóa của mình để chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng giả; nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

“Công tác đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm SHTT đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương, sự quyết tâm của lực lượng QLTT và các lực lượng thực thi khác, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp, hiệp hội, cuộc đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực”- ông Tín khẳng định.

Theo Báo Công Thương

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.