“Sống chung” với dịch bệnh

Dịch Covid-19 đang giáng một đòn nặng vào nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vượt xa các trận dịch trước đây.

Đại dịch đã làm làm ảnh hưởng đến các ngành đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ, XNK, sản xuất công nghiệp, hàng không dân dụng, du lịch, năng lượng, giao thông vận tải…; họ phải đối mặt không ít khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến lĩnh vực du lịch, làm khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2/2020 giảm mạnh so tháng trước và so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch XK một số mặt hàng nông sản giảm nhiều so cùng kỳ: Thủy sản giảm 17,7%; cà phê giảm 9,8% (lượng giảm 6,6%)…

Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD, tăng 19,6% so cùng kỳ năm trước; thị trường EU đạt 5 tỷ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỷ USD, giảm 9,3%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 8,9%; Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD, giảm 6,5%.

Dù hiện tại chỉ số nhiều ngành đang giảm, nhưng thị trường trong nước dường như không có quá nhiều biến động.

Dù hiện tại chỉ số nhiều ngành đang giảm, nhưng thị trường trong nước dường như không có quá nhiều biến động.Dù hiện tại chỉ số nhiều ngành đang giảm, nhưng thị trường trong nước dường như không có quá nhiều biến động.

Giám đốc nghiên cứu - Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI) Đinh Tuấn Minh nhận định: “Việt Nam là quốc gia có độ mở rất lớn, do đó, nền kinh tế sẽ bị tác động bởi các hàng hóa liên quan XNK. Còn tiêu dùng trong nước, nhìn chung sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế như những nước khác”.

Ông Minh nhấn mạnh:“Gần như chúng ta phải “sống chung” với dịch. Vì thế, chúng ta cũng cần một cách thức ứng xử khác. Việc dịch bệnh có thể kéo dài buộc các mối quan hệ xã hội, kinh tế cũng phải thay đổi so những gì đã diễn ra trước đó.

Theo tôi, sắp tới, cần có nhiều hơn sự tham gia, chia sẻ của toàn xã hội, từ Chính phủ, đến DN, người dân trong phòng chống dịch. Các nhóm, các bộ phận sẽ không thể chỉ mong đợi được hỗ trợ từ Chính phủ…”.

Hướng tới thắng lợi kép

Phân tích những ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, du lịch, rồi tâm lý xã hội, đời sống nhân dân…, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh:

Năm 2020 này, đất nước có nhiều sự kiện quan trọng: Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2020 - 2021; năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp; chuẩn bị tốt cho việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thống nhất với nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp:

Cùng với chống dịch, cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch, bảo đảm đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân, nhất là vùng có dịch. Bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là thời cơ để tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh.

Tại cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhằm phân tích đánh giá tình hình trong nước, quốc tế thời gian qua, nhất là tác động của dịch Covid-19 tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, cũng như thảo luận về dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về các giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đưa ra các giải pháp tốt hơn với tinh thần bàn tiến không bàn lùi, không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, mà phấn đấu ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm - “việc hôm nay không để ngày mai”. Sự chậm trễ của bộ này, ngành kia, của tỉnh nọ, thành phố kia phải được khắc phục sớm hơn để thúc đẩy phát triển.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam muốn thắng lợi kép, chứ không chỉ một thắng lợi đơn, vừa chống dịch tốt, vừa phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và bảo đảm đời sống nhân dân.

Trước mắt, cần thúc đẩy đầu tư công trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí để kích cầu, đồng thời bảo đảm nguồn lực dự phòng; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội, chú trọng thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho DN…

Trang Nguyễn