Chuối tiêu hồng Khoái Châu đang khẳng định thương hiệu
THCL Nhờ trồng chuối tiêu hồng trên vùng đất bãi bồi ven sông, nhiều người dân ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trở nên giàu có với thu nhập lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Đặc sản này đang từng bước xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm vươn ra chiếm lĩnh thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu cho biết: Với nhiều người dân ở Khoái Châu, cây chuối tiêu hồng mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo. Đây là giống cho năng suất cao, sinh trưởng khỏe, đạt 40-45 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, 1 sào chuối bỏ vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 6- 8 triệu đồng.
Do lãi cao nên ở Khoái Châu, hiện nhiều hộ đã xây dựng trang trại chuyên canh chuối tiêu hồng rộng hàng chục mẫu, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng, tập trung nhiều tại một số xã như Đại Tập, Tứ Dân, Hàm Tử, Tân Châu...
Trước những cơ hội trên, UBND tỉnh Hưng Yên đã có kế hoạch đưa cây chuối tiêu hồng trở thành cây hàng hóa, cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh bên cạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm.
Tuy đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nghề trồng chuối tiêu hồng tại huyện Khoái Châu cũng đang gặp một số khó khăn như chưa có kênh tiêu thụ ổn định, thường bị các nơi khác “nhái” thương hiệu làm giảm uy tín và giá trị sản phẩm. Đồng thời, do chưa được bảo hộ sản phẩm nên hay bị đối thủ, đối tác và khách hàng lợi dụng ép giá. Do đó, Bộ KHCN, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt cho thực hiện dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chuối Tiêu hồng Khoái Châu” với tổng kinh phí thực hiện 953,6 triệu đồng.
Theo ông Ngô Xuân Thái - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên: “Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối tiêu hồng của huyện Khoái Châu là một việc làm cần thiết. Kết quả của dự án sẽ là tiền đề nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội của huyện nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung”.
Luật sư Lê Kinh Hải - Giám đốc Công ty Phát triển tài sản trí tuệ Việt (đơn vị phối hợp thực hiện dự án) cho biết: Dự án được triển khai từ tháng 1/2015, đến nay đã thực hiện xong các công việc như: Thiết kế xong hệ thống nhận diện thương hiệu (logo, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn, tờ rơi, poster..), quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, hệ thống công cụ theo dõi và kiểm tra nhãn hiệu; Thiết kế và vận hành website, đặc biệt là việc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, về thương hiệu cho bà con trồng, kinh doanh chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu. Ngoài ra, đơn vị tư vấn đã hoàn tất hồ sơ nộp Cục Sở hữu Trí tuệ để bảo hộ. Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng Khoái Châu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng chuối cùng các doanh nghiệp liên kết sản xuất chuối tiêu hồng mang thương hiệu Khoái Châu có chất lượng cao, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng về số lượng để cung ứng cho thị trường tiêu thụ nội địa và mở ra hướng xuất khẩu ổn định.
Thành Công (Thương hiệu và Công luận)
Bài viết khác
"Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" sự cộng hưởng của nhiều điều tốt đẹp
Cuộc thi video clip "Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" năm 2024, đón nhận gần 100 tác phẩm của các tác giả trên mọi miền tổ quốc, tăng cả về số lượng và chất lượng so với mùa đầu tiên tổ chức năm 2023.
Tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày Truyền thống tỉnh An Giang trong Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chiều ngày 22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832 -22/11/2024). Trước đó, các Đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động đã tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản”
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Hà Tĩnh có thêm 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Rà soát công tác tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng chí Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Trưng bày và giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất của ông (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024), Ban Tổ chức lễ hội phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Hóa và tác giả cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572-1634)” tổ chức trưng bày và giới thiệu cuốn sách đến đông đảo độc giả và Nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Chi Lăng
Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Làng Tuống, xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế
Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Âm vang “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”.
Lạng Sơn: Nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em vì bình đẳng giới
Sáng 15/11, tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ra quân truyền thông với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.