Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chậm đến mức báo động

Trao đổi với phóng viên, TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam bày tỏ: Công bằng mà nói, 8 tháng đầu năm, cổ phần hóa (CPH) DNN

Trao đổi với phóng viên, TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam bày tỏ: Công bằng mà nói, 8 tháng đầu năm, cổ phần hóa (CPH) DNNN đạt kết quả đáng khích lệ so với cùng kỳ những năm trước. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra thì tiến độ CPH đang diễn ra hết sức chậm trễ.

TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt NamTS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam

Càng về giai đoạn cuối năm, mối lo về hoàn thành kế hoạch CPH 432 DN giai đoạn 2014 - 2015 thêm lớn dần. Ông nhận định ra sao về vấn đề này?

Có thể khẳng định, CPH trở thành giải pháp trọng tâm của quá trình tái cấu trúc DNNN. Bởi vậy, chỉ tiêu CPH gần 500 DN (trong đó có nhiều DN quy mô vừa và lớn) đến năm 2015 còn cần phấn đấu cao hơn.

Thủ tướng yêu cầu đưa thêm nhiều DN vào danh sách CPH để giảm mạnh số DNNN sở hữu 100% vốn. Dường như mục tiêu đã được nâng lên khoảng 600 DNNN CPH từ nay đến hết năm 2015. Mặt khác, trong các đơn vị đã - đang và sẽ CPH, tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ cũng sẽ giảm xuống theo nguyên tắc xã hội hóa mạnh mẽ hơn các hoạt động kinh tế để huy động và phát huy các nguồn lực trong nước và nước ngoài, tạo nên bước đột phá mới về sự năng động và vị thế DN Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách, cơ chế và kinh nghiệm có bước tiến mới, quá trình CPH đã chuyển biến khá mạnh. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, đã có 13 tổng công ty nhà nước CPH xong, vừa dứt điểm nợ nần, chuyển sang mô hình mới, khí thế mới, vừa thu hồi vốn vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Những ngày này, từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN ở Trung ương, đến các bộ, ngành và các tỉnh, việc triển khai các chính sách, thủ tục CPH DNNN đã thể hiện rõ sự khẩn trương, tích cực hơn, nhất là trách nhiệm cá nhân trong công tác này lần đầu tiên được xác định rõ đến từng bộ, ngành, từng cán bộ cấp cao.

Nhận thức, cơ chế và mục tiêu đều rõ ràng, cụ thể hơn, tuy nhiên, tiến độ CPH trên cả nước, đặc biệt là “các ông lớn” vẫn còn rất chậm và ì ạch. Vậy nguyên nhân do đâu?

Công bằng đánh giá, 8 tháng đầu năm, CPH đạt kết quả đáng khích lệ so với cùng kỳ nhiều năm qua. Tuy nhiên, so với kế hoạch CPH đầy thách thức đặt ra cho đến hết năm tới, thì tiến độ CPH đang diễn ra chậm đến mức báo động. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều. Trong đó, có nguyên nhân: cả bên bán là DN CPH và bên mua là công chúng đầu tư trong và ngoài nước, cung - cầu đang khó gặp nhau.

Chính tình trạng khó bán cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), đã tác động tiêu cực đến nỗ lực khắc phục tình trạng chậm CPH. Trong số khoảng 40 DN được IPO tính từ đầu năm đến nay, rất nhiều DN chỉ bán được lượng cổ phiếu ít ỏi. Ngay cả các DN được các chuyên gia đánh giá là mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn khi IPO cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm. Nhà đầu tư không mấy quan tâm tới các đợt IPO.

Hiện đang có sự mất cân đối giữa chính sách thúc đẩy tăng lượng cổ phiếu đưa ra IPO và tăng sức cầu hấp thụ lượng cổ phiếu này. Các chính sách hiện tại mới tập trung vào mục tiêu tăng nhanh số lượng DN được CPH, qua đó trực tiếp tăng nguồn cung, trong khi thiếu các chính sách đủ mạnh về tăng sức cầu cho thị trường để có thể hấp thụ tốt lượng cung cổ phiếu IPO tăng đột biến trong thời gian ngắn. Việc sớm có lời giải cho sự mất cân đối này - sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy CPH thời gian tới, không chỉ về lượng, mà cả về chất.

Giải pháp để đẩy mạnh tiến độ CPH, thưa ông?

Nhìn lại chặng đường kéo dài hàng chục năm qua cho thấy, CPH 432 DN là một kế hoạch đặc biệt của Chính phủ, vì vậy, cần có những giải pháp đặc biệt tương xứng, để kế hoạch này không chỉ về đích đúng hạn định, mà còn có chất lượng, chứ không phải là việc “đổi tên” DNNN sang hình thức công ty cổ phần.

Trong CPH thời gian qua cũng có điểm sáng. Theo Báo cáo kết quả công tác sắp xếp, đổi mới và CPH DN 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải, 10 tổng công ty thuộc bộ này, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH đã hoàn thành đúng kế hoạch, với tổng số tiền thu từ bán cổ phần là hơn 1.962 tỷ đồng. Điều này, một lần nữa cho thấy, khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành và nhất là có nhận thức mới với cơ chế, trách nhiệm cụ thể, sẽ đẩy nhanh và cho phép quá trình CPH DNNN đạt kết quả tích cực hơn…

Sự bất cập hiện nay đó là vấn đề chịu trách nhiệm cá nhân vẫn chưa thật sự rõ ràng. Người đứng đầu DNNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc CPH ở mỗi DN. Sự quyết tâm, công tâm và năng lực của người đứng đầu DNNN, sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình CPH nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vấn đề này đã được Chính phủ nêu lên và yêu cầu cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu DN nếu như cố tình chây ỳ không chịu CPH. Tôi cho rằng, nếu quy trách nhiệm được cho người đứng đầu, cũng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình CPH ở các DNNN.

Mục tiêu CPH 432 DNNN còn lại từ nay đến hết năm 2015, sẽ được triển khai thế nào?

Theo báo cáo của Ban Đổi mới và Phát triển DN, kết quả CPH trong các tháng đầu năm được đánh giá là khả quan, cho thấy mục tiêu CPH 432 DNNN còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.

Đến hết tháng 7, Thủ tướng đã phê duyệt toàn bộ 20 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước đã sắp xếp được 76 DN, trong đó, CPH được 55 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN.

Nếu nhìn vào số lượng 55/432 DN đã được CPH sẽ khiến chúng ta “e ngại” về việc hoàn thành đúng tiến độ CPH theo lộ trình. Tuy nhiên, theo tôi, đến nay, những khó khăn, vướng mắc cơ bản nhất đã được dọn đường và khắc phục khi cơ chế và mục tiêu CPH đều đã rõ ràng, cụ thể hơn và chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc hoàn thành mục tiêu CPH 432 DNNN đã đặt ra.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoan Nguyễn

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.