Những biểu đồ biết nói

Phía dưới đây là báo cáo Xu hướng di chuyển của Apple được tính toán bằng các thiết bị như  Apple Watch hoặc iPhone mà hàng triệu người dùng đang sở hữu. Chúng tôi chọn ra 03 thành phố lớn có kết cấu đô thị khá tương đồng. Trong các biểu đồ này, đường màu đỏ đại diện cho số người di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) từ đầu đại dịch tới nay. Đường màu cam đại diện cho những người đi bộ.

Bạn có nhận ra điều gì khác biệt?

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, TP. Hồ Chí Minh là nơi duy nhất trong 03 thành phố trên có đường màu cam nằm phía trên đường màu đỏ, và nằm cao hơn đường cơ sở. Điều đó có nghĩa là trái ngược Bangkok và Kuala Lumpur, Sài Gòn có số người đi bộ TĂNG LÊN trong thời gian diễn ra đại dịch.

Ngay từ nửa cuối năm 2020, khi các lệnh giãn cách còn chưa ngặt nghèo, số người lái xe đã bắt đầu có xu hướng giảm, và lượng người đi bộ tại Sài Gòn đã tăng có lúc lên tới 200%. Sau đợt giãn cách dài giữa năm 2021, khi quay trở lại, trong tháng 10/2021, số người đi xe vẫn thấp hơn mức trung bình, nhưng người đi bộ đã lại tăng gấp rưỡi.

Điều này không chỉ đúng với Sài Gòn. Biểu đồ của Hà Nội, hay của toàn bộ Việt Nam cũng như vậy.  So sánh với phần lớn các đô thị và các quốc gia tại Châu Á, đây là một xu hướng khá đặc hữu: Bangkok, Manila, Singapore, Kuala Lumpur… đều có lượng người đi bộ giảm mạnh hơn người đi xe. Người Việt Nam bỗng nhiên đi bộ nhiều lên.

Điều gì đã tạo ra sự khác biệt này?

Để trả lời câu hỏi trên, dữ liệu của Google cho ta một gợi ý: người Việt Nam giảm tỷ lệ đến các trung tâm giải trí, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm shopping… tới hơn 50% trong thời gian diễn ra đại dịch. Người Việt cũng giảm hơn nửa tỷ lệ đến nơi làm việc trong gần 02 năm qua.

Các con số này ở Malaysia và Thái Lan giảm ít hơn rất nhiều. Suốt thời gian Covid, người Thái chưa bao giờ giảm tỷ lệ đến nơi làm việc xuống dưới 50%. Thậm chí người Thái Lan còn có xu hướng đến các địa điểm giải trí nhiều hơn. 

Có thể thấy rằng chúng ta ở nhà nhiều hơn, và nếu di chuyển, người Việt sẽ chọn đi bộ trong các khu vực dân cư của chính mình. Covid đang tạo ra một lối sống mới, xoay quanh trung tâm là căn nhà của người Việt.

Từ trái qua: xu hướng di chuyển đến nơi làm việc của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, theo Google. Có thể thấy rõ người Việt làm việc tại nhà nhiều hơn.

Những căn nhà thứ hai

Làm việc tại nhà đã trở thành điều người Việt bắt buộc phải làm quen trước đại dịch Covid. Và khi căn nhà cũng trở thành công sở, khi những đợt giãn cách khiến người ta phải giam mình trong bốn bức tường, nhiều người Việt đã tự  tìm cho mình một không gian sống thoải mái hơn. Ít nhất trong thời gian vài năm tới khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu đã được kiểm soát, một ngôi nhà sẽ mang một ý nghĩa lớn hơn so với một tài sản đầu tư: đó vừa là nơi trú ẩn, và cũng là sự giải thoát khỏi những bức bối khởi nguồn bởi Covid 19.

Nhiều người chọn “mắc kẹt” tại Phú Quốc để tránh dịch
Nhiều người chọn “mắc kẹt” tại Phú Quốc để tránh dịch.

Chị Hoàng Dung, một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh đã vừa có một kỳ “work from home” dài 04 tháng tại Phú Quốc. Ngay khi thấy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị đã chủ động bay ra đảo Ngọc, thuê 1 căn homestay để được “mắc kẹt tại thiên đường”. Chuyến quay về thành phố lần này là để chị hoàn thành nốt những thủ tục chính thức sở hữu một second home trên hòn đảo này. Và chị không phải trường hợp duy nhất.

Chỉ trong tháng 04/2021, tổng số biệt thự biển được tiêu thụ tại Việt Nam là 1.106 căn, theo số liệu của DKRA. Để so sánh, cũng theo DKRA, tổng nguồn cung của cả năm 2019 chỉ là hơn 2.500 căn biệt thự biển. Nếu cộng tổng số biệt thự biển được “khớp lệnh” trong 04 tháng đầu năm 2021, thì gần bằng cả năm 2019 – tức là trước khi đại dịch diễn ra.

Căn hộ mẫu Sun Grand City Hillside Residence
Căn hộ mẫu Sun Grand City Hillside Residence.

Có thể thấy, khi người Việt ở nhà nhiều hơn, muốn đi bộ nhiều hơn, họ sẽ nghĩ đến một khung cảnh thoải mái cho việc đó. Phía trước nhà là Bãi Kem, Phú Quốc – một trong 50 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Phía sau nhà là những sườn núi nhấp nhô, đặc trưng của địa hình Phú Quốc. Bên trong nhà, là hạ tầng Internet cũng đang nằm trong top 50 thế giới về tốc độ (đứng thứ 43 về tốc độ mạng Internet hữu tuyến và 49 về mạng di động, theo SpeedTest).

Đó là khung cảnh của những dự án như biệt thự nhiệt đới Sun Tropical Village hay các căn hộ Sun Grand City Hillside Residence - nơi mà những người Việt thành đạt có thể xử lý công việc  mà vẫn giữ được cảm giác an toàn trong một kỷ nguyên biến động và mơ hồ.

Và không chỉ là một căn nhà thứ hai để ẩn mình qua đại dịch - ý niệm về “wellness” (sức khỏe, sống lành mạnh) cũng được các gia chủ và nhà đầu tư hướng tới. Ra mắt hồi tháng 9/2021, Sun Tropical Village đã có những thành tích mở bán ấn tượng nhờ vào yếu tố “wellness” mang tính dẫn dắt và đậm đặc. 

Hạ tầng của toàn bộ khu “làng nhiệt đới này” được xây dựng để hướng tới mọi khía cạnh có lợi cho sức khoẻ, từ sức khỏe thể chất với các hoạt động gym và yoga tên bãi biển, đến sức khỏe tinh thần thông qua kết nối với thiên nhiên, sức khỏe xã hội thông qua kết nối với người dân bản địa…

Ảnh phối cảnh minh hoạ dự án Sun Tropical Village
Ảnh phối cảnh minh hoạ dự án Sun Tropical Village.

Những căn biệt thự nằm lẫn trong thiên nhiên, theo một phong cách gợi nhớ đến các thiết kế của KTS huyền thoại Frank Lloyd-Wright, và thực sự tìm kiếm các chủ nhân đang có nhu cầu sống “wellness” trên vùng biển đẹp nhất nhì Đông Nam Á này.

Sẽ rất dễ nhìn thấy rằng Covid mở ra một kỷ nguyên mới cho chuyển đổi số, thay đổi phương thức làm việc và qua đó là thay đổi phương thức sống. Zoom, Google Hangout hay TeamViewer là những từ khóa đang được nói đến trên khắp thế giới. Nhưng ngoài câu chuyện chung của thế giới, nhìn sâu hơn, sẽ thấy những thay đổi rất đặc thù của nền kinh tế Việt Nam: việc là “người đến sau” trong thế giới phẳng giúp chúng ta thích ứng nhanh hơn những quốc gia đã có hạ tầng ổn định. Và khi người Việt muốn đi bộ quanh căn nhà của mình, họ vẫn còn những địa điểm đi bộ như Bãi Kem.

Thảo Phương