Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, giá trị nguồn lực đất đai

Nghị quyết số 18-NQ/TW là định hướng lớn cho công tác hoàn thiện thể chế về đất đai; khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, giá trị nguồn lực đất đai.

Xung quanh nội dung này, ông Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã có cuộc trao đổi với báo chí về một vài nội dung của Nghị quyết.

Ông Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18-NQ/TW
Ông Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18-NQ/TW.

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Vậy nghị quyết mới về đất đai lần này có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn, thưa Ông?

Việc Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” có một ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn.

Thứ nhất, Nghị quyết đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhất là về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Điều này rất quan trọng, bởi vì chỉ khi nào các nội dung của Nghị quyết được thấm nhuần tới từng cán bộ, đảng viên, từng người dân và doanh nghiệp thì Nghị quyết mới có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn. Thêm vào đó, khi cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng, đầy đủ về những nội dung của Nghị quyết thì chính sách, pháp luật về đất đai sẽ được thực hiện nghiêm, tránh được các hiện tượng tiêu cực, vi phạm.

Thứ hai, bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (Sửa đổi, bổ sung năm 2011), Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã kế thừa và phát triển các quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất qua các kỳ Đại hội của Đảng, nhất là Đại hội XIII trong bối cảnh mới. Nghị quyết ra đời là cơ sở chính trị quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và các luật khác có liên quan, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, qua đó giúp giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất lấn biển; đất tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; khơi dậy tiềm năng đất đai, phát huy cao nhất giá trị đất đai; đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, góp phần tạo nền tảng để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;

Đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước với người dân là trung tâm; dân bàn, dân tham gia, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sẽ đem lại những tác động tích cực gì đối với người dân, nhà đầu tư và Nhà nước.

Các định hướng mới về quản lý và sử dụng đất được đưa ra trong Nghị quyết sẽ có những tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Cụ thể, đối với người dân, nhất là nông dân, quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo hơn và việc sử dụng đất được linh hoạt hơn, qua đó làm tăng hiệu quả của sử dụng đất dưới tác động của các chính sách như hạn mức và đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng hơn; người dân được phép linh hoạt hơn trong chuyển đổi cơ cấu, cây trồng và vật nuôi; cải cách thủ tục hành chính về đất đai được đẩy mạnh; cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại tiếp tục được thực hiện.

Đời sống và sinh kế của người dân (nông dân) sẽ được đảm bảo hơn trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do có những quy định cụ thể hơn và những yêu cầu quyết liệt hơn về tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết: “Chỉ được thu hồi đất sau khi đã hoàn thành tái định cư”. Tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp và tâm lý “sợ mất đất” sẽ được khắc phục và người dân sẽ an tâm hơn khi cho thuê quyền sử dụng đất do có chính sách phát triển thị trường cho thuê đất nông nghiệp; đất đai sẽ được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích khi các chính sách về thuế sử dụng đất được hoàn thiện.

Đối với nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong sản xuất và kinh doanh do biết rõ các trường hợp cần đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; có thể trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; được tiếp cận đất đai linh hoạt hơn dưới tác động của chính sách mở rộng hạn mức và đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và thị trường cho thuê đất nông nghiệp được phát triển.

Các nhà đầu tư còn giảm được chi phí sử dụng đất khi thủ tục hành chính về đất đai được cải thiện; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm được đổi mới và tăng cường; kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng được siết chặt; nguồn lực đất đai cho sản xuất và kinh doanh được giải phóng khi những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất được xử lý triệt để và tình trạng đầu cơ đất đai, không đưa đất vào sử dụng được hạn chế do có các chế tài cụ thể và đủ mạnh được đưa ra.

Đối với Nhà nước, Nhà nước sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do thực hiện chính sách thu hồi đất vùng phụ cận, đấu giá đất; áp dụng chính sách thuế mới về đất đai; tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp do các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Chi phí của ngân sách nhà nước sẽ được tiết kiệm khi thực hiện định hướng phát triển và chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thông qua phương thức góp đất và điều chỉnh lại đất đai.

Đặc biệt, Nhà nước sẽ đảm bảo được sự ổn định và công bằng xã hội (tính xã hội chủ nghĩa) khi giải quyết được vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo được quỹ đất cho các chương trình nhà ở xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính đất đai cho vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn; giải quyết được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất tôn giáo…

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Vậy nghị quyết mới về đất đai lần này có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn, thưa Ông?

Việc Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” có một ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn.

Thứ nhất, Nghị quyết đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhất là về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Điều này rất quan trọng, bởi vì chỉ khi nào các nội dung của Nghị quyết được thấm nhuần tới từng cán bộ, đảng viên, từng người dân và doanh nghiệp thì Nghị quyết mới có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn. Thêm vào đó, khi cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng, đầy đủ về những nội dung của Nghị quyết thì chính sách, pháp luật về đất đai sẽ được thực hiện nghiêm, tránh được các hiện tượng tiêu cực, vi phạm.

Thứ hai, bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (Sửa đổi, bổ sung năm 2011), Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã kế thừa và phát triển các quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất qua các kỳ Đại hội của Đảng, nhất là Đại hội XIII trong bối cảnh mới. Nghị quyết ra đời là cơ sở chính trị quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và các luật khác có liên quan, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, qua đó giúp giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất lấn biển; đất tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; khơi dậy tiềm năng đất đai, phát huy cao nhất giá trị đất đai; đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, góp phần tạo nền tảng để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;

Đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước với người dân là trung tâm; dân bàn, dân tham gia, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sẽ đem lại những tác động tích cực gì đối với người dân, nhà đầu tư và Nhà nước.

Các định hướng mới về quản lý và sử dụng đất được đưa ra trong Nghị quyết sẽ có những tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Cụ thể, đối với người dân, nhất là nông dân, quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo hơn và việc sử dụng đất được linh hoạt hơn, qua đó làm tăng hiệu quả của sử dụng đất dưới tác động của các chính sách như hạn mức và đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng hơn; người dân được phép linh hoạt hơn trong chuyển đổi cơ cấu, cây trồng và vật nuôi; cải cách thủ tục hành chính về đất đai được đẩy mạnh; cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại tiếp tục được thực hiện.

Đời sống và sinh kế của người dân (nông dân) sẽ được đảm bảo hơn trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do có những quy định cụ thể hơn và những yêu cầu quyết liệt hơn về tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết: “Chỉ được thu hồi đất sau khi đã hoàn thành tái định cư”. Tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp và tâm lý “sợ mất đất” sẽ được khắc phục và người dân sẽ an tâm hơn khi cho thuê quyền sử dụng đất do có chính sách phát triển thị trường cho thuê đất nông nghiệp; đất đai sẽ được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích khi các chính sách về thuế sử dụng đất được hoàn thiện.

Đối với nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong sản xuất và kinh doanh do biết rõ các trường hợp cần đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; có thể trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; được tiếp cận đất đai linh hoạt hơn dưới tác động của chính sách mở rộng hạn mức và đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và thị trường cho thuê đất nông nghiệp được phát triển.

Các nhà đầu tư còn giảm được chi phí sử dụng đất khi thủ tục hành chính về đất đai được cải thiện; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm được đổi mới và tăng cường; kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng được siết chặt; nguồn lực đất đai cho sản xuất và kinh doanh được giải phóng khi những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất được xử lý triệt để và tình trạng đầu cơ đất đai, không đưa đất vào sử dụng được hạn chế do có các chế tài cụ thể và đủ mạnh được đưa ra.

Đối với Nhà nước, Nhà nước sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do thực hiện chính sách thu hồi đất vùng phụ cận, đấu giá đất; áp dụng chính sách thuế mới về đất đai; tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp do các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Chi phí của ngân sách nhà nước sẽ được tiết kiệm khi thực hiện định hướng phát triển và chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thông qua phương thức góp đất và điều chỉnh lại đất đai.

Đặc biệt, Nhà nước sẽ đảm bảo được sự ổn định và công bằng xã hội (tính xã hội chủ nghĩa) khi giải quyết được vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo được quỹ đất cho các chương trình nhà ở xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính đất đai cho vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn; giải quyết được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất tôn giáo…

Nghị quyết số 18-NQ/TW là định hướng lớn cho công tác hoàn thiện thể chế về đất đai
Nghị quyết số 18-NQ/TW là định hướng lớn cho công tác hoàn thiện thể chế về đất đai.

Đồng thời, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai sẽ được nâng cao do công tác quy hoạch sử dụng đất được đổi mới; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về đất đai được hiện đại hoá, số hoá; bộ máy quản lý nhà nước về đất đai được hiện đại hoá và tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hơn; phân cấp, phân quyền về đất đai được đẩy mạnh đi kèm với các cơ chế kiểm soát và giám sát hiệu quả, đặc biệt là kiểm tra, giám sát từ các cấp uỷ đảng; các thể chế quản lý và sử dụng đất vận hành hiệu quả hơn, gắn với cơ chế thị trường nhiều hơn; thị trường bất động sản, trong đó quyền sử dụng đất được điều tiết chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế.

Công tác thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và định hướng của Nghị quyết sẽ tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, bảo đảm cho Nhà nước có đầy đủ công cụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu, chủ thể sử dụng đất; hạn chế được tiêu cực, lạm dụng khi Nhà nước đảm bảo đủ kinh phí cho việc lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

Việc đảm bảo được hài hoà lợi ích của của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước trong quản và sử dụng đất sẽ giúp giảm thiểu được lãng phí, tiêu cực; giảm tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến đất đai; đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả và bền vững hơn, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Một số điểm mới trong Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Về phát triển thị trường bất động sản, Nghị quyết 18-NQ/TW nêu lên một loạt điểm để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, khắc phục tình trạng đầu cơ về đất đai và đưa ra định hướng về thương mại hóa quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống thông tin giao dịch bất động sản gắn với thông tin đất đai và có chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.

Nghị quyết 18-NQ/TW còn nhấn mạnh 2 nhiệm vụ và giải pháp rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Thứ nhất, nhấn mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đối số trong quản lý đất đai mà trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Thứ hai, nhấn mạnh về tăng cường phân cấp phân quyền quản lý nhà nước về đất đai gắn liền với điều kiện thực thi và kiểm soát giám sát.

Một điểm nữa là đưa ra các định hướng mới về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai và nhấn mạnh vai trò nòng cốt là kiểm tra giám sát của Đảng và thanh tra kiểm soát của Nhà nước.

Theo Báo Công Thương

Bài liên quan

Tin mới

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4
Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) của dân tộc Việt Nam.

Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016).

Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái
Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu của các doanh nghiệp. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng...

Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4
Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4

Ngày 26/4, thông tin từ Công an TP. HCM, Công an quận Phú Nhuận và Công an huyện Củ Chi vừa triệt phá 2 đường dây vận chuyển, mua bán hàng cấm là pháo nổ các loại với tổng trọng lượng gần 1,4 tấn.

Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa thông báo về phương án phân luồng, tổ chức hướng dẫn giao thông, phục vụ người dân ra vào thành phố dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử

Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân ta.