Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cung cấp xăng dầu trong nước: PVN “đòi”độc quyền

Lo ngại thừa mứa xăng dầu sản xuất trong nước, Tập đoàn Dầu

THCL Lo ngại thừa mứa xăng dầu sản xuất trong nước, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đã đề nghị “buộc” các DN xăng dầu trong nước phải mua hết sản phẩm trong nước mới được NK. Điều đáng nói, sản phẩm xăng dầu trong nước của NM Lọc hóa dầu Nghi Sơn và NM Lọc dầu Dung Quất, đều do PVN bao tiêu.

“Thách thức lớn đối với PVN?”

Theo trình bày của PVN, khi NM LHD Nghi Sơn vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018, thì tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước đạt khoảng 18,1 triệu m3.

Trong số này, NM LHD Nghi Sơn đóng góp hơn 9,6 nghìn m3, NM LD Dung Quất là hơn 7,8 nghìn m3, 4 nhà máy chế biến/pha chế xăng từ condensate là 690 nghìn m3.

Trong khi đó, nhu cầu thị trường nội địa với xăng, dầu diesel và xăng Jet A1 vào năm 2018 chỉ khoảng 17,3 triệu m3. Như vậy, tổng cung sẽ vượt cầu khoảng 821.000 m3, riêng sản phẩm dầu diesel sẽ dư khoảng 849.000 m3. Còn sản phẩm xăng các loại và Jet A1 đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.

Với tính toán này, PVN cho rằng, việc thực hiện bao tiêu sản phẩm cho LHD Nghi Sơn là “thách thức lớn đối với PVN”. Điều đáng nói, mức thuế suất thuế NK áp dụng cho các nhà máy lọc dầu trong nước lại cao hơn sản phẩm NK.

Vì thế, giá bán sản phẩm của LHD Nghi Sơn sẽ cao hơn đối với xăng dầu NK, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ rất khó khăn.

“Điều này khiến các thương nhân đầu mối tăng dần sản lượng NK các lô hàng từ những nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để tận dụng lợi thế về chênh lệch thuế”, PVN thừa nhận.

Các quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu không bắt buộc các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối phải mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Viễn cảnh thừa mứa xăng dầu sản xuất trong nước đã khiến PVN lo ngại. Theo PVN: “Nếu Chính phủ không kiểm soát chặt chẽ lượng xăng dầu NK, không có các thay đổi về cơ chế, chính sách trong kinh doanh xăng dầu, thì việc tiêu thụ sản phẩm bao tiêu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn”.

Để hóa giải mối lo này, PVN kiến nghị trên cơ sở cân đối cung - cầu, chỉ cấp hạn ngạch (quota) NK sau khi cân đối bảo đảm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước như Nghi Sơn và Dung Quất để bảo đảm cho các nhà máy lọc dầu này được tiêu thụ an toàn, hiệu quả toàn bộ sản phẩm, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án, bảo đảm an ninh năng lượng.

Nhiều bộ, ngành phản đối

Ngay sau kiến nghị của PVN, Bộ Công thương đã tổ chức cuộc họp đề nghị các bộ Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư… cho ý kiến. Tất cả các cơ quan này đều phản đối đề xuất của PVN.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu đã ký văn bản trả lời Bộ Công thương, theo đó, đề xuất của PVN là “chưa phù hợp”. Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất của PVN không phù hợp với các cam kết hội nhập WTO của Việt Nam. Việc hạn chế số lượng NK dưới hình thức hạn ngạch thuế quan, Việt Nam chỉ được phép áp dụng với 4 nhóm mặt hàng là thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối.

Lưu ý đề xuất của PVN có thể tạo vị thế độc quyền cho đơn vị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Hiện tại, việc quản lý lượng xăng dầu NK được thực hiện theo hạn mức tối thiểu và điều tiết bằng thuế suất. Việc quy định DN kinh doanh xăng dầu phải mua xăng dầu sản xuất trong nước rồi mới được NK, PVN sẽ trở thành đơn vị độc quyền trong cung cấp hóa dầu sản xuất trong nước”.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2015, nguồn NK xăng dầu từ các khu vực hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc (chiếm khoảng hơn 80% tổng lượng xăng dầu NK vào Việt Nam). Do đó, việc chỉ cấp quota NK sau khi bảo đảm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước là đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và không có đặc quyền, đặc lợi riêng theo các hiệp định Việt Nam tham gia.

Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc áp dụng hạn ngạch NK là khó thực hiện do không phù hợp với các quy định trong nước, cũng như có thể dẫn đến việc vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng ký, Bộ Công thương bày tỏ việc xử lý các khó khăn, vướng mắc trong bao tiêu sản phẩm của LHD Nghi Sơn là “rất cần thiết và cấp bách”. Song, cơ quan này cho rằng, việc tính toán nhu cầu tiêu thụ vào thời điểm năm 2018 do PVN đưa ra là thấp. Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/10/2015 dự kiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2018 - 2022 khoảng 18 - 22 triệu tấn, không phải là chỉ 17,3 triệu như PVN tính toán.

“Như vậy, tổng nguồn cung từ LD Dung Quất và LHD Nghi Sơn cùng các nguồn chế biến xăng dầu từ condensate trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của toàn thị trường nội địa vào năm 2018 - 2022. Trong giai đoạn này, các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu vẫn phải NK xăng dầu từ thị trường nước ngoài”, Bộ Công thương khẳng định.

Đồng tình với quan điểm của các bộ trước đề xuất của PVN, Bộ Công thương cho rằng, việc chỉ cấp quota NK sau khi cân đối bảo đảm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước là không phù hợp.

Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho PVN, Bộ Công thương đang chỉ đạo các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu ưu tiên tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của LHD Nghi Sơn thông qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên nguyên tắc giá cả thị trường với PVN.

Theo thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ Việt Nam với Dự án Liên hợp LHD Nghi Sơn (GGU) hơn 9 tỷ USD ở Thanh Hóa, PVN có nghĩa vụ bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng, dầu và khí hóa lỏng của NM này theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm (FPOA) ký giữa PVN và chủ đầu tư là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Điều này đang khiến PVN “đau đầu” vì giá bán của LHD Nghi Sơn lại cao hơn xăng dầu NK, chất lượng có thể lại không đáp ứng yêu cầu.

Bùi Quyền

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.