Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DA BOT cải tạo luồng sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ mắc cạn

Hàng loạt quan ngại, cảnh báo đã được Bộ GTVT đưa ra trong Kết luận thanh tra số 10684/KL-GTVT về Dự án BOT Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc (Dự án BOT Bình Lợi). Cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đều không chứng minh được sự chuyên nghiệp cần thiết trong quá trình điều hành, triển khai dự án...

Liên tục vỡ tiến độ

Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc, nhà đầu tư được lựa chọn là liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị xanh (GUD) và Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng STD Việt Nam (Liên danh GUD- STD); Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi.

Dự án nhằm cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc, bao gồm nâng cao tĩnh không cầu đường sắt Bình Lợi nhằm hạn chế tại nạn đường sắt và đường sông, đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói chung và TP. HCM, tỉnh Bình Dương nói riêng, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

DA BOT cải tạo luồng sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ mắc cạn - Hình 1

Khu vực cầu sắt Bình Lợi trong tổng dự án BOT Bình Lợi

Đây là công trình hạ tầng đường thủy nội địa đầu tiên được thực hiện theo hình thức BOT này có tổng mức đầu tư của 1.302 tỷ đồng, chi phí xây dựng 838 tỷ đồng, trong đó, phần quan trọng nhất là thi công mới cầu sắt Bình Lợi để nâng tĩnh không thông thuyền của cầu hiện nay từ 1,5 m lên 7 m và cải tạo, bảo trì luồng sông Sài Gòn có độ dài khoảng 71 km.

Sau khi công trình hoàn thành sẽ cho phép sà lan tải trọng trên 300 tấn lưu thông từ Bình Dương về các cảng ở TP.HCM, giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Nhà đầu tư sẽ tiến hành thu phí các phương tiện trên 300 tấn lưu thông trên sông Sài Gòn từ cảng Bến Súc về để hoàn vốn cho dự án trong vòng 20 năm 9 tháng.

Theo kế hoạch ban đầu, Dự án sẽ phải hoàn thành vào cuối năm 2016, nhưng trên thực tế, cho đến thời điểm đoàn Thanh tra vào cuộc (tháng 7/2018), Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi chưa thể đưa công trình vào vận hành. Tại kết luận thanh tra số 10684/KL - GTVT, Thanh tra Bộ GTVT đánh giá nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, các đơn vị liên quan chưa thực sự nỗ lực trong thực hiện Dự án để đáp ứng tiến độ. Trong quá trình triển khai, Dự án gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và phải xử lý một số nội dung phát sinh, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công… làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Bộ GTVT đã chấp thuận điều chỉnh tiến độ tổng thể thực hiện dự án theo tiến độ thi công các gói thầu đến 30/11/2018. Đến thời điểm thanh tra, Dự án mới triển khai thi công gói thầu số 3 (đạt 82%), gói thầu số 4 (đạt 10,7%), gói thầu số 9 (đạt 7,4%), gói thầu số 6 (đạt 56%), các gói thầu 2, 5, 7, 8, 10 chưa triển khai thi công.

Bên cạnh lý do khách quan (công tác giải phóng mặt bằng chậm), Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, Dự án liên tục bị vỡ tiến độ còn do các đơn vị tham gia thực hiện Dự án chưa thạo việc; một số nhà thầu sau khi ký hợp đồng đã không thực hiện theo nội dung hợp đồng (gói thầu 3, 4); việc thiết kế, phê duyệt bản vẽ thi công, dự toán chậm và còn nhiều sai sót; công tác lựa chọn các nhà thầu tham gia chậm; năng lực chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bên của doanh nghiệp dự án còn hạn chế.

Điều đáng nói là, dù Dự án đã bị chậm tiến độ 17 tháng so với Hợp đồng BOT, nhưng doanh nghiệp dự án, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công chưa phân tích, đánh giá các nguyên nhân để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, điều chỉnh tiến độ, điều chỉnh giá trị xây lắp, điều chỉnh các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn…

Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án 7, mốc tiến độ ngày 30/11/2018 vừa được Bộ GTVT “nới” chắc chắn sẽ bị vỡ, nếu công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công không có những đột phá mới. Trước đó, với việc dự án chậm tiến độ, các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu xem xét lại năng lực nhà đầu tư.

Cần đẩy nhanh tiến độ

Ngoài bị chậm tiến độ và xem xét lại năng lực của nhà đầu tư, Thanh tra Bộ GTVT còn chỉ ra một loạt sai sót tại Dự án BOT Bình Lợi.

Cụ thể, phương án tài chính trong Hợp đồng BOT Dự án đã không xây dựng phương án thu phí; tính chi phí quản lý thu phí hàng năm 4,8% giá trị thu phí hàng năm là chưa phù hợp.

Thanh tra Bộ GTVT đánh giá phương án tài chính tại Dự án đã tính khối lượng vận tải không chính xác so với thực tế theo thống kê của đơn vị đảm bảo giao thông thủy. Thậm chí, có số liệu về khối lượng vận tải theo thực tế lớn hơn khối lượng vận tải tính toán trong phương án tài chính đã làm ảnh hưởng đến việc xác định thời gian thu phí hoàn vốn của Hợp đồng.

Do việc lập tổng mức đầu tư  và xác định lưu lượng vận tải chưa chính xác, do đó, nếu tính giá trị Dự án giảm 229,679 tỷ đồng, khối lượng vận tải tính lại theo thực tế thống kê của đơn vị đảm bảo giao thông thủy, thì thời gian thu phí của Dự án còn là 10 năm 1 tháng so với thời gian thu phí theo hợp đồng BOT là 20 năm 9 tháng. Tuy nhiên, hiện Dự án chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện thu phí dịch vụ khi hoàn thành.

Ngày 5/10, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GTVT đã đi kiểm tra công trường thi công dầm thép cầu Bình Lợi và toàn bộ dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hợp đồng BOT.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá: “Tiến độ dự án và công tác bàn giao mặt bằng những tháng vừa qua đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tiến độ các hạng mục theo tiến độ tổng thể vẫn bị chậm do chậm bàn giao mặt bằng và nhiều nguyên nhân khác. Đến nay việc giải phóng mặt bằng (GPMB) đã cơ bản hoàn thành nên phải đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường. Đối với phần mặt bằng còn lại chưa được bàn giao Ban Quản lý dự án 7 cần tiếp tục làm việc với UBND TP.HCM để nhanh chóng bàn giao cho nhà thầu thi công, nếu có vướng mắc phải báo cáo sớm để Bộ tháo gỡ”.

DA BOT cải tạo luồng sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ mắc cạn - Hình 2

Dầm dàn thép nhịp cầu đường sắt Bình Lợi đã cơ bản hoàn thành với chiều dài thiết kế đạt 101,5m được đánh giá có quy mô lớn nhất Việt Nam

Liên quan đến việc nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến 28/2/2019, Thứ trưởng Đông yêu cầu Cục Quản lý xây dựng rà soát kỹ gói thầu nào chậm do GPMB, chậm do nhà thầu để có cơ sở xem xét xử lý. Gói thầu số 10 (cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn) thời gian tới nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ làm việc với địa phương trong công tác phân luồng giao thông thủy, bãi đổ thải bùn nạo vét để sớm khẩn trương triển khai.

Theo kế hoạch, phần cầu đường sắt Bình Lợi hoàn thành vào cuối tháng 11, yêu cầu Ban QLDA 7 phối hợp cùng nhà đầu tư lập lại tiến độ tổng thể các gói thầu chi tiết từng tuần để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư cập nhật các nội dung tồn tại trong kết luận thanh tra nêu trên vào Phương án tài chính để tính toán lại thời gian thu phí hoàn vốn dự án, ký phụ lục hợp đồng BOT điều chỉnh theo quy định, trong đó lưu ý:

Loại bỏ giá trị dự án so với Hợp đồng BOT đã ký kết là 229,679 tỷ đồng

Xác định lại khối lượng vận tải phù hợp với thực tế thống kê của đơn vị đảm bảo giao thông thủy; lưu ý có tính đến khối lượng tàu container và tàu khác đi qua luồng cầu Bình Lợi khi cầu hoàn thành, nâng cao độ thông thủy

Xây dựng phương án thu phí sao cho phù hợp (tính chi phí quản lý thu phí hàng năm 4,8% giá trị thu phí hàng năm là chưa phù hợp; các dự án khác tính giá trị chi phí cụ thể năm đầu tiên, các năm sau tính theo năm đầu nhân tỷ lệ trượt giá hàng năm).

Hải Đăng

Tin mới

Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?
Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hòa cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này.

Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: Đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Theo đó, 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép đã bị tạm giữ.

Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có trên 32.000 phương tiện xe ô tô các loại nhưng các điểm, bãi đỗ xe mới đáp ứng được khoảng 20.000 xe. Để giải quyết vấn đề thiếu bãi đỗ xe, nhiều giải pháp linh hoạt đang được thành phố tích cực triển khai.

Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong 2 ngày 23, 24/4, Đội Quản lý thị trường số 8 (QLTT) phối hợp với Chi cục Hải quan Hoành Mô kiểm tra, thu giữ 550 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bốc mùi hôi.

Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại

Rạng sáng 25/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.274 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,15%, đạt mốc 105,82.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 25/4 tiếp tục tăng, trong khoảng 131.500 - 131.500 đồng/kg.