Ngày 15/11, lãnh đạo UBND phường Hoà Minh đã triển khai lực lượng ra quân bắt giữ nhiều bò thả rong trong khu dân cư
Ngày 15/11, lãnh đạo UBND phường Hoà Minh đã triển khai lực lượng ra quân bắt giữ nhiều bò thả rong trong khu dân cư.

Qua nhiều tháng tuyên truyền, quán triệt về việc nuôi trâu, bò thả rong đến các hộ gia đình. Ngày 15/11, lãnh đạo UBND phường Hoà Minh đã triển khai lực lượng ra quân bắt giữ nhiều bò thả rong trong khu dân cư, làm cản trở giao thông, gây mất vệ sinh môi trường. Ngay sau khi tạm giữ, các cơ quan chức năng của phường Hòa Minh đã mời chủ của số gia súc trên lên làm việc, xử phạt nghiêm theo quy định.

Trước đó, UBND phường này đã nhiều lần gửi thông báo cần chấm dứt ngay việc nuôi trâu, bò thả rong trong khu dân cư.

Sau khi Thương hiệu & Công luận đăng loạt bài về hiện tường trâu, bò thả rong, mới nhất là bài “Đà Nẵng: Tệ nạn trâu, bò thả rong ở các khu đô thị mới gây tai nạn giao thông”.

Tại phường Hòa Hiệp Nam, lãnh đạo UBND phường đã  cho ra quân 3 đợt.

Đợt 1: Ra quân từ ngày 17/10/ đến 21/10/2023.

Đợt 2: Từ ngày 23/10 - 27/10/2023.

Đợt 3: Từ ngày 30/10- 03/11/2023.

Gồm lực lượng và phương tiện tham gia 19 người với quyết tâm cao và đã bắt giữ nhiều bò thả rong, đồng thời phạt theo quy định của pháp luật.

Tại phường hòa Hiệp Nam
Tại phường hòa Hiệp Nam.

Qua ghi nhận của Phóng viên Thương hiệu & Công luận: Sau các đợt ra quân và mạnh tay của các địa phương. Riêng tại khu đô thị sinh thái Golden Hills (thuộc phường Hòa Hiệp Nam) Các chủ và hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò thả rong đã có giảm đáng kể, hiện tượng trâu, bò về đêm không còn đi lang thang các nơi và phóng uế bậy bạ, một số khu vực giáp ranh với xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang vẫn còn trâu, bò thả rong trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành nối dài với khu công nghệ cao.

Các hộ chăn nuôi trâu, bò ký biên bản và cam kết
Các hộ chăn nuôi trâu, bò ký biên bản và cam kết.

Nhìn chung, khi chiều về các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò có lùa bò về nơi ở tạm thời qua đêm, được rào chắn cẩn thận.

Người dân tại quận Liên Chiểu nói chung và các phường có trâu, bò thả rong, với hy vọng tệ nạn trâu, bò thả rong sẽ sớm chấm dứt.

Quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc

Các hộ gia đình, cá nhân cần biết một số quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc để thực hiện đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi cũng như người sản xuất các cây trồng như sau:

Chủ nuôi gia súc:

Không thả rong gia súc nơi công cộng.

Không để gia súc phóng uế nơi công cộng; để gia súc phóng uế trên các trục đường thôn, xóm gây mất vệ sinh công cộng.

Không để gia súc gây thiệt hại tài sản người khác.

Không thả gia súc trong rừng trồng dặm cây non.

Thực hiện chăn nuôi, chăm sóc gia súc đảm bảo theo các quy định hiện hành của Pháp luật nhất là đảm bảo về chuồng trại, tiêm phòng vắc xin….

Thường xuyên theo dõi, kiểm soát gia súc, tránh tình trạng thả rong gây thiệt hại về người, tài sản…. và gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng các công trình công cộng.

Chủ chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra cho người khác theo quy định tại điều 603 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
  3. b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  4. c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
  5. d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

  1. e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
  2. g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
  3. h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  5. a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  6. b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
  7. c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
  8. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Hoàng Gia Bảo