Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Những gam màu sáng tối

Bài 1: Gian nan nửa chặng đường

“Quả bóng” trách nhiệm đang bị đẩy đi (?!). Điều này khiến dư luận băn khoăn: Liệu rằng, các cơ quan quản lý có tỏ hay biết nhưng cố tình “làm ngơ”?

Bài 2: “Đánh trống” ghi tên

Mẹ học thay con

Có những ngày dài lang thang trên những con đường thuộc các huyện miền núi Phú Thọ, Thanh Hóa…, chúng tôi nhiều lần như muốn dừng lại. Không nói đến những khó khăn trong quãng đường di chuyển, bởi có những địa bàn phải di chuyển cả buổi mới đến nơi. Tuy nhiên, để gặp lãnh đạo một số trung tâm dạy nghề, chúng tôi đã tốn không ít nơ ron thần kinh, nhiều lần phải đợi vì không hẹn trước…

Xin được danh sách lớp học đã khó, việc lựa chọn lớp nào, địa bàn nào để làm điểm “đột phá” lại càng khó hơn.Những chuyến đi xuống địa bàn cơ sở, nơi nhà trường mở lớp, cũng phải đến tối mịt mới gặp được người dân. Nhưng cũng may, nhiều người dân đã thấu hiểu, thậm chí còn "dốc" ruột gan chia sẻ những bất cập mà họ biết được. Có người thì nghi ngờ, chất vấn “nhà trường có vấn đề gì hay sao mà báo chí vào cuộc?”.

Khi được hỏi về chuyện số ngày thực học của lớp là bao nhiêu, ông Tống Văn Tần (Lớp trưởng Lớp trồng rau an toàn, khai giảng vào tháng 12/2014, Trung tâm Dạy nghề huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) chia sẻ: Khi học lý thuyết thì số lượng người trung bình được khoảng 2/3 danh sách lớp học. Thời gian học lý thuyết là 20 ngày, thực hành 15 ngày”.

Một kiểu đi học “đặc biệt” khác như trường hợp của chị Đinh Thị Vui, xã Phượng Mao (Thanh Thủy Phú Thọ), tham gia học Lớp nấu ăn, Trung tâm Dạy nghề Sông Đà, huyện Thanh Thủy. Chị là người đăng ký đi học, có hồ sơ và được hưởng hỗ trợ theo đối tượng I. Nhưng do điều kiện sức khỏe nên chị chỉ đi học được một số buổi thì phải nghỉ học để chữa bệnh và người mẹ đi học thay trong suốt thời gian học còn lại. Mẹ chị Vui phân bua: “Hôm đi khai giảng, con tôi chỉ xuống lớp ký hồ sơ thôi rồi lại phải đi nằm viện”.

Lạ thay, điều này nhà trường và giáo viên đứng lớp vẫn không hề hay biết? Mẹ chị Vui còn cho biết: “Tôi có hỏi cô Thu bên Hội Phụ nữ xã và được đồng ý đi học thay cho con mình” (?!).

Đặc biệt, trường hợp của cô giáo Điệp, xã Phượng Mao (Thanh Thủy), tuy không phải là đối tượng nằm trong Đề án 1956, nhưng vẫn được tham gia học lớp nấu ăn và được cấp chứng chỉ sơ cấp! Hay như trường hợp học sửa chữa máy nông nghiệp 2 K7 của Trung tâm Dạy nghề Tân Yên (Bắc Giang), trong số danh sách 30 học viên tham gia lớp nói trên, thì có 8 người không hề tham gia khóa học, mà do cán bộ trung tâm nhờ một cán bộ công an viên dẫn xuống gia đình 8 người dân này xin tên tuổi, địa chỉ và ảnh để cho đủ danh sách lớp học (?!).

“Đá bóng” trách nhiệm?

Trở lại với câu chuyện ở lớp sửa chữa máy nông nghiệp 2 K7, xã Quế Nham (Tân Yên, Bắc Giang), lý giải cho thời gian học thực tế của người dân (học viên), rõ ràng đang có sự khập khiễng với thời gian – được Trung tâm Dạy nghề huyện Tân Yên xây dựng. Anh Phương, cán bộ của trung tâm (phụ trách lớp) phân trần: “Trong quá trình học, do nhu cầu của một số người dân nên thời gian học lý thuyết được thay bởi thời gian học thực hành. Vấn đề này, tôi chưa báo cáo lên Ban lãnh đạo trung tâm”.

Trước câu trả lời của anh Phương, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm lý giải: “Trung tâm đã xây dựng chương trình giảng dạy theo đúng thời gian quy định. Trong quá trình học, luôn đôn đốc, yêu cầu cán bộ, giảng viên bám sát lịch giảng dạy, đồng thời theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc khóa học. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy đồng chí Phương báo cáo gì về việc thay đổi lịch học này và chúng tôi bất ngờ khi biết những thông tin trên”.

Theo lịch giảng dạy do trung tâm xây dựng thì thời gian đầu, sẽ là 3 ngày/tuần. Nhưng điều lạ là nửa sau của khóa học, học viên phải dành toàn bộ thời gian từ thứ 2 cho tới chủ nhật để đi học (36 ngày liên tiếp). Lý giải cho thắc mắc này, ông Cường nói: “Do vào mùa vụ nên thời gian học buộc phải dồn lại”.

Đặt trường hợp của anh Nguyễn Văn Hà, Công an viên xã Quế Nham, nếu đi học đầy đủ lớp học này thì anh Hà sẽ phải bỏ công việc, trách nhiệm của một công an viên trong 36 ngày liên tiếp? Hoặc như một nông dân - sẽ bỏ công việc đồng áng, chăn nuôi trong gia đình để đi học, trong khi họ là trụ cột của gia đình? Liệu rằng, thời gian trung tâm xây dựng như thế đã hợp lý hay chưa, hay đây chỉ là sự bao biện cho thời gian học còn thiếu?

Một vấn đề nữa đó là 8 học viên mà phóng viên đã nêu ở kỳ trước, liệu họ có đủ điều kiện để được thi, được cấp chứng chỉ hay không? Anh Phương, cán bộ của trung tâm cho biết: “Những học viên kia không đủ điều kiện để được dự thi, kết thúc khóa học, không được cấp chứng chỉ!”.

Như vậy, danh sách lớp học trên chỉ còn lại 22 học viên và số tiền thanh quyết toán cho lớp phi nông nghiệp này sẽ phải giảm trừ theo số lượng học viên.

Đối với lớp sửa chữa máy nông nghiệp 2 K7 tại xã Quế Nham, đã kết thúc được 1 năm, song những chứng chỉ sơ cấp nghề của các học viên vẫn còn ở trung tâm, học viên vẫn chưa hề nhận được? Xung quanh vấn đề này, Giám đốc Cường cho hay: “Trung tâm giao cho cán bộ quản lý lớp từ đầu đến cuối, do vậy, sai phạm ở đây, trách nhiệm trước hết là thuộc về các cán bộ quản lý lớp, trung tâm sẽ quản lý chặt chẽ hơn”.

Phải chăng, quả bóng trách nhiệm đang được đá sang cho cán bộ quản lý lớp?

Mặt khác, theo bảng thanh quyết toán mà phía trung tâm gửi lên UBND huyện Tân Yên, Sở LĐTB&XH Bắc Giang thì số lượng học viên của lớp là 30 người, số lượng nguyên vật liệu hỗ trợ thực hành và mọi chi phí đều phục vụ cho 30 học viên, thời gian học thực tế là 69 ngày với số tiền là 58,5 triệu đồng. Nhưng thực tế, số người đi học con số chỉ là 22 và thời gian học thực tế vẫn còn là dâu hỏi, chưa có lời đáp.

Dư luận băn khoăn

Trước câu hỏi “số tiền được sử dụng như thế nào?”, ông Cường cho biết: “Số tiền 58,5 triệu đồng đã được giải ngân hết rồi dù có những người thiếu, người không đi học. Tiền thanh toán cho giáo viên, các thầy các cô chứ có đi đâu đâu, vì ít người hơn vẫn chương trình đào tạo như thế”.

“Đồng chí Phương mới ra trường, phụ trách lớp sửa chữa máy nông nghiệp 2 K7 tại xã Quế Nham khi mới hết thời gian thử việc nên có sai sót, anh em thông cảm”, ông Cường nêu…

Trên đây, mới chỉ tìm hiểu ngẫu nhiễn một lớp mà số tiền thực tế được hỗ trợ theo số học viên đã dư lên gần 16 triệu đồng, tiền chi thù lao cho giáo viên cũng đã dư ra gần 10 triệu đồng…, từ đó số tiền chênh lệch giữa bảng thanh quyết toán mà Trung tâm Dạy nghề Tân Yên nộp so với kinh phí đào tạo thực tế đã tăng lên trên 25 triệu đồng. Từ đây, dư luận đặt câu hỏi: 5 năm qua, trong tổng số 1.619 lao động nông thôn được đào tạo thì có bao nhiêu người đủ điều kiện để đi học và được cấp chứng chỉ? Số kinh phí thực tế được sử dụng trong công tác đào tạo là bao nhiêu?Phải chăng, có sự chỉ đạo nào đó – cốt làm đẹp sổ sách, khai khống hồ sơ, giấy tờ để rút tiền ngân sách nhà nước? Đề nghị Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang, Tổng cục Dạy nghề cùng các cơ quan, ban ngành liên quan vào cuộc điều tra làm rõ để có câu trả lời thích đáng trước dư luận.

Phóng sự điều tra của
Chinh Anh – Phong Long

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.