Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dệt may: Nguy cơ xuất khẩu “hộ” DN FDI

Trước tình trạng ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào

(THCL) _ Trước tình trạng ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Lê Dương Quang lưu ý, ngành dệt may kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn nguyên phụ liệu để đón nhận TPP là cần thiết…

Mỗi năm, nhập 6 tỷ mét vải

9 tháng đầu năm, ngành dệt may đạt 13,154 tỷ USD kim ngạch XK, tăng 18% so cùng kỳ năm trước. Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những thị trường XK chính với tỷ trọng lần lượt là 49%, 15%, 12% và 9%.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN, việc tìm kiếm và NK nguyên phụ liệu đang gặp rất nhiều khó khăn do có sự tranh mua nguyên liệu từ các nước chuyên gia công hàng may mặc XK. Các nhà cung cấp cũng lợi dụng việc khan hiếm nguồn nguyên phụ liệu để cố tình trì hoãn giao hàng nhằm đẩy giá tăng lên từ 10 - 15%. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những đơn hàng XK đã ký kết trước đó của các DN trong nước.

Số liệu cho thấy, mỗi năm Việt Nam cần gần 6 tỷ 800 triệu mét vải, nhưng trong nước chỉ sản xuất và cung ứng được 800 triệu mét, còn 6 tỷ mét phải nhập ở nước ngoài. Vải sản xuất tại Việt Nam cũng đắt hơn vải nhập ngoại, vì vậy, nhiều DN đã chọn vải nhập là chính.

Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu NK; mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải, sản xuất được 140.000 tấn sợi/năm nhưng chất lượng không cao.

Đây thực sự là khó khăn lớn của ngành dệt may, nhất là thời điểm Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết đang tới gần. Bởi, khi vào TPP để được hưởng ưu đãi về thuế, các DN phải bảo đảm nguyên tắc xuất xứ về sợi, vải. Rõ ràng, các DN dệt may không thể thuần túy sản xuất gia công mãi, mà phải sản xuất cả nguyên phụ liệu.

Để không phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu, giải pháp quan trọng nhất từ lâu đã được nhắc tới đó là xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, dù chính sách phát triển đã được lập ra từ hơn 10 năm qua, nhưng tới nay vẫn chỉ là trên giấy. Điều này được coi là nút thắt khiến ngành dệt may Việt Nam cứ loay hoay, không thể bứt phá. Hai lĩnh vực được cho là nền tảng của ngành là dệt nhuộm và thuộc da vì cần công nghệ hiện đại, vốn nhiều nên hiếm thấy DN “nội” nào dám nhảy vào.

Trâu chậm uống nước đục…

Trong khi các DN trong nước loay hoay với bài toán nguyên liệu thì nhiều DN FDI với ưu thế vượt trội về nguồn vốn, công nghệ, đang triển khai các dự án đầu tư lớn vào sản xuất nguyên phụ liệu và may mặc để đón đầu cơ hội ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sắp ký kết.

Ngày 15/11/2014, Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) đã khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Texhong Hải Hà với tổng mức đầu tư 4.520 tỷ đồng, tại Quảng Ninh. Dự án có diện tích 660 ha, nằm trong KKT cửa khẩu Móng Cái, bao gồm các hạng mục: Xây dựng nhà máy (gần 300 ha); trung tâm điều hành (gần 25 ha); dịch vụ phục vụ KCN (123,59 ha); đầu mối hạ tầng kỹ thuật (17 ha); cây xanh, hồ nước (109,51 ha); đường giao thông và dự trữ phát triển (93,71 ha).

Theo thông tin, trong khoảng 3 - 5 năm tới, Tập đoàn Texhong sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng một DN hiện đại với chuỗi dây chuyền CN dệt may tập trung khép kín tại KCN Texhong Hải Hà.

Ông Hong Tian Zhu, Chủ tịch Tập đoàn Texhong khẳng định: “Sự ra đời của KCN Texhong Hải Hà chính là sự đón đầu xu thế chuyển dịch, nâng cấp, bước đột phá quan trọng đối với chiến lược quốc tế hóa của Texhong nhằm tạo sức cạnh tranh lớn nhất trên toàn cầu”.

Trong khi các DN FDI đã nhanh chân đầu tư thì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn khởi động ỳ ạch. Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, dệt may Việt Nam sẽ XK “hộ” các DN FDI.

Nhìn thấy cơ hội, nhưng nắm bắt, khai thác được để đẩy mạnh XK là không dễ đối với các DN dệt may Việt Nam. Từ nay cho đến khi các hiệp định FTA, TPP được ký kết và có hiệu lực, vẫn còn thời gian cho DN trong nước tiếp tục mở rộng năng lực may, đầu tư vào nguyên phụ liệu, liên kết giữa các khâu sản xuất sợi, vải và may để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Dịch chuyển nhanh từ gia công với tỷ trọng NK nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn - là hướng đi tất yếu và cần được ưu tiên của dệt may Việt Nam

Kiều Tuyết

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).