Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

NHNN: Các NH trong hệ thống phối hợp với các NH khác để có thể đồng tài trợ

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các doanh nghiệp nhà nước đều có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống, trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ. Doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu vay vốn lớn, các ngân hàng có thể đồng tài trợ cho vay

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhìn nhận, tình hình các doanh nghiệp 8 tháng nay khó khăn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNN cơ bản được ổn định, tuy nhiên vẫn còn khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động thua lỗ.

“Do đó, việc cần làm ngay bây giờ là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đầu tiên, việc các doanh nghiệp cần hiện nay là mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Thứ hai, đó là tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp mà chủ yếu là huy động từ tín dụng. Do đó, chúng ta cần tháo gỡ từ thể chế, tháo gỡ từng vướng mắc để tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp”, ông Phớc nhận định.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, các doanh nghiệp Nhà nước đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, các doanh nghiệp Nhà nước đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ

Về vấn đề tín dụng cho các doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, với vai trò là hệ thống cung cấp nguồn vốn tín dụng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo và Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều cuộc họp triển khai tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề tín dụng.

Theo nhận định của Thống đốc, các DNNN đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ.

“Trường hợp số vốn quá lớn không thể đồng tài trợ, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hướng dẫn các ngân hàng báo cáo lên cấp có thẩm quyền để cấp tín dụng. Đơn cử như vừa rồi, Vietcombank đã báo cáo về việc trình và cấp tín dụng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 của Tập đoàn điện lực Việt Nam với tổng số vốn lên đến 27.000 tỷ đồng”, bà Hồng cho hay.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, theo Thống đốc, thời gian vừa qua, do tác động của dịch Covid-19 và do bối cảnh khó khăn chung của toàn thế giới khiến các DNNN gặp khó khăn về nguồn tiền và tín dụng.

Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 áp dụng trong giai đoạn 2019-2020.

Và mới đây, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Các thông tư này nhằm giúp DNNN giãn nợ cũng như có thể tiếp tục vay tiền của các tổ chức tín dụng trong hệ thống khôi phục lại việc kinh doanh.

Về cung ứng chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó có lúa gạo, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là lĩnh vực Chính phủ có chủ trương ưu tiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ trì và trình Chính phủ ban hành nghị định ưu đãi cho các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn ưu đãi về lãi suất, tài sản đảm bảo, thời hạn trả nợ…

Đến nay, dư nợ nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống là 3 triệu tỷ đồng trên tổng số quy mô 12 triệu tỷ đồng của toàn hệ thống. Con số này cho thấy lĩnh vực nông nghiệp nông thôn rất được Chính phủ quan tâm.

Về vấn đề hạn mức tín dụng như Tập đoàn Dệt may Việt Nam kiến nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giải thích: Trên thực tế, hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn hoàn toàn do các tổ chức tín dụng quyết định dựa trên đánh giá uy tín, tín nhiệm của khách hàng còn Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò điều hành tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng là 14% theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đối với vấn đề tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước phá giá nhiều thì họ được lợi hơn về giá. Tuy nhiên, đối với Ngân hàng Nhà nước thì khi điều hành tỉ giá phải đứng trên cục diện của toàn quốc gia, bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu và cả doanh nghiệp nhập khẩu.

“Năm 2022, Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD, nhưng của doanh nghiệp FDI xuất siêu lên đến 36 tỷ USD. Doanh nghiệp trong nước bị thâm hụt do chi phí sản xuất của ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu nước ngoài.

Nếu tỷ giá tăng lên sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu. Chưa kể, khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng không yên tâm vì khi hoạt động ở đây có lãi nhưng khi họ chuyển về nước lại thấy không có lãi. Do vậy, chúng tôi xin nhắc lại, vấn đề ổn định tỷ giá phải cân nhắc trên cục diện của toàn nền kinh tế chứ không vì doanh nghiệp nào cả”, Thống đốc khẳng định.

Phương Thảo (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Xuất khẩu tôm hùm tại cửa khẩu Móng Cái trở lại bình thường
Quảng Ninh: Xuất khẩu tôm hùm tại cửa khẩu Móng Cái trở lại bình thường

Theo Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái, những ngày gần đây, lượng tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở cầu phao tạm km3+4 Hải Yên khoảng 30 tấn/ngày, nhằm phù hợp với điểu kiện thông quan, tránh ùn ứ hàng tại cửa khẩu.

Quảng Ninh: Lực lượng QLTT tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Lực lượng QLTT tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa tiến hành tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không có nhãn mác, thông tin nguồn gốc xuất xứ, tại địa bàn TP. Hạ Long.

Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa
Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa

Nhiều người nghĩ Tết Trung thu vốn từ Trung Quốc du nhập Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng người Việt đã có lễ hội trăng tròn mùa thu từ thời cổ đại, được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Bên cạnh đó, theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời vua Lê chúa Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ chúa.

Ngành công thương Hải Phòng đối thoại - giải đáp những vướng mắc cho doanh nghiệp
Ngành công thương Hải Phòng đối thoại - giải đáp những vướng mắc cho doanh nghiệp

Hôm nay, ngày 26/9/2023, tại Hội trường cơ quan Sở Công Thương , lãnh đạo Sở đã đối thoại, giải đáp những vướng mắc, xem xét, giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu.

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Dịch bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... và một số địa phương khác, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.

Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Mỹ
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Mỹ

Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.