Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đôn đốc thu nợ thuế, giảm áp lực trả nợ công

Theo Bộ Tài chính, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăn

Theo Bộ Tài chính, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, so GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều qua các năm và hiện ở dưới Nghị quyết của QH (khoảng 65%). Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2013 ước tính khoảng 54,1% và chỉ trong thời hạn từ hai đến năm năm tới, 50% khoản nợ vây trong nước đến kỳ phải trả và 15 năm tiếp theo phải trả 50% khoản nợ vay nước ngoài… Áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn.

Để bảo đảm khả năng trả nợ, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần phải đạt tăng thu 12%-14%/năm; cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) vững chắc; bội chi hợp lý, dành khoảng 20% tổng thu NSNN để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Các khoản vay bù đắp bội chi cơ bản chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả, giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định… Cần phải có kế hoạch thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm các khoản vay lãi suất cao, thời hạn ngắn, tăng trái phiếu trong nước có kỳ hạn dài (5 năm, 10 năm, 15 năm), lãi suất phù hợp chỉ số lạm phát hiện nay. Cùng với đó, thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay về cho vay lại, các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp (DN); định kỳ kiểm tra, xử lý kịp thời những vướng mắc, những vi phạm. Tập trung xử lý các khoản nợ vay về cho vay lại trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DN Nhà nước.

Giải trình về việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2013 chậm; việc xử lý nợ đọng XDCB đạt kết quả thấp, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nguyên nhân chủ yếu do công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng thấp; nhiều dự án (DA) phải điều chỉnh thiết kế và tổng mức đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phức tạp kéo dài, công tác đấu thầu chậm… Dự toán chi đầu tư phát triển hằng năm chỉ bố trí được một phần vốn rất nhỏ để xử lý nợ đọng XDCB.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng chậm trễ này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác GPMB, bảo đảm có sẵn mặt bằng sạch cho các DA đã được bố trí vốn để thi công; kiên quyết giãn, dừng thi công các DA chưa thật sự cấp bách, kém hiệu quả để tập trung vốn cho các DA cấp bách, hiệu quả hơn. Khi phân bổ phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng XDCB; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các DA; xử lý, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp vi phạm.

Năm 2013, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra gần 64.700 DN, qua đó quyết định thu vào ngân sách 13.620 tỷ đồng (đã thu vào ngân sách gần 9.700 tỷ đồng); yêu cầu DN giảm khấu trừ, giảm lỗ 16.030 tỷ đồng; đồng thời chuyển hồ sơ 67 trường hợp sang cơ quan Công an để điều tra xử lý vi phạm hình sự. Cơ quan Hải quan đã tiến hành hơn 2.300 cuộc kiểm tra sau thông quan, quyết định truy thu hơn 1.600 tỷ đồng (đã thu vào NSNN hơn 1.300 tỷ đồng); phát hiện, bắt giữ 22.000 vụ buôn lậu, xử lý thu nộp ngân sách gần 150 tỷ đồng; xử lý thu hồi hơn 1.800 tỷ đồng nợ đọng của các tờ khai phát sinh đến cuối năm 2012. Song, tình hình nợ đọng thuế vẫn chậm được cải thiện. Đến ngày 31-12-2013, tổng số tiền thuế nợ lên đến 60.919 tỷ đồng và đến thời điểm ngày 30-4-2014 là 67.084 tỷ đồng.

Cùng với đó, tình trạng chuyển giá làm thất thu NSNN; tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam, làm méo mó kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, mất công bằng trong chấp hành pháp luật thuế giữa các doanh nghiệp. Tình trạng này cũng dẫn đến sự phức tạp trong hoạt động thôn tính cổ đông nội địa của DN nước ngoài. Tính riêng trong bốn tháng đầu năm 2014, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 361 DN lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết; qua đó đã truy thu, truy hoàn và xử phạt 287,2 tỷ đồng, giảm khấu trừ 17,6 tỷ đồng, giảm lỗ 1.232,5 tỷ đồng…

Để đôn đốc thu hồi nợ thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đã giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ tại thời điểm ngày 31-12-2014 không vượt quá 5% so tổng số thu NSNN năm 2014. Triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế còn nợ thuế, hạn chế không để phát sinh thêm nợ mới; phối hợp Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tòa án, Công an để thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Cụ thể, tháng 3-2014, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá tại năm DN sữa. Kết quả, đã xử lý vi phạm hành chính về giá đối với Công ty TNHH Nestlé Việt Nam do kê khai thiếu ba sản phẩm với mức phạt năm triệu đồng; truy thu bổ sung NSNN tổng số thuế năm 2013 hơn 10 tỷ đồng đối với bốn công ty khác…

Theo Thời Nay

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.